Tags:

Đời sống

  • Quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Quy hoạch đặt mục tiêu tới năm 2030, Cao Bằng trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh, năng động, xanh, bền vững và toàn diện, đạt trình độ phát triển thuộc nhóm trung bình của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; từng bước hình thành trung tâm trung chuyển hàng hóa, logistics Việt Nam-Trung Quốc của vùng, trung tâm giao thương kinh tế, văn hóa, đối ngoại giữa Việt Nam với các tỉnh phía Tây, Tây Nam của Trung Quốc và các nước ASEAN. Các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội được phát triển toàn diện. Bản sắc văn hóa các dân tộc được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được cải thiện và nâng cao; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Hợp tác đối ngoại được mở rộng; quốc phòng, an ninh vững mạnh, chủ quyền biên giới quốc gia được bảo vệ vững chắc... Tầm nhìn đến năm 2050, Cao Bằng có nền kinh tế kết nối, phát triển năng động, xanh, bền vững, toàn diện, trở thành một trong những tỉnh phát triển khá, là một trong những đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng

  • Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030, Hòa Bình đạt trình độ phát triển khá, có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm dẫn đầu vùng trung du và miền núi phía Bắc, có nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, năng lực cạnh tranh của tỉnh thuộc tốp khá của cả nước. Kinh tế phát triển với công nghiệp là động lực, du lịch là mũi nhọn, nông nghiệp sản xuất hàng hóa, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ là nền tảng, gắn kết với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và hệ thống đô thị xanh, thông minh. Tài nguyên thiên nhiên, môi trường được quản lý chặt chẽ, khai thác, sử dụng hiệu quả. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được cải thiện, các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc được giữ gìn và phát huy. Chủ động tham gia hội nhập quốc tế và kết nối với các trung tâm kinh tế lớn của đất nước; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.

  • Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có Tổng Giám đốc mới

    Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có Tổng Giám đốc mới

    Ngày 26/4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định 1279/QĐ-BGDĐT bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh, Tổng Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời là Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam kể từ ngày 15/5/2024. Thời hạn giữ chức vụ là 5 năm.

  • Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo

    Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo

    Ngày 26/4 hàng năm là “Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới” nhằm tôn vinh vai trò của sở hữu trí tuệ trong đời sống kinh tế - xã hội, nâng cao nhận thức của cộng đồng về sở hữu trí tuệ.

  • 'Đo lường trong đời sống người dân Đồng bằng sông Cửu Long'

    'Đo lường trong đời sống người dân Đồng bằng sông Cửu Long'

    Ngày 25/4, tại Bảo tàng thành phố Cần Thơ đã khai mạc trưng bày chuyên đề “Đo lường trong đời sống người dân Đồng bằng sông Cửu Long”.

  • Khuyến cáo người dân bảo vệ sức khỏe khi nắng nóng kéo dài

    Khuyến cáo người dân bảo vệ sức khỏe khi nắng nóng kéo dài

    Những ngày qua, tỉnh Vĩnh Long đối mặt với các đợt nắng nóng kéo dài với nền nhiệt từ 35-37 độ C, gây nhiều ảnh hưởng đến đời sống của người dân, trong đó có những nguy cơ liên quan đến sức khỏe.

  • Đến năm 2030: Tăng thu nhập của lao động sản xuất lâm nghiệp lên gấp 1,5 lần

    Đến năm 2030: Tăng thu nhập của lao động sản xuất lâm nghiệp lên gấp 1,5 lần

    Đề án Phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu chung là phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên rừng; tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, người dân miền núi, người làm nghề rừng và người dân sống gần rừng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống, danh lam thắng cảnh và tri thức bản địa của cộng đồng địa phương; góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng.

  • Đồng yen giảm, người tiêu dùng Nhật Bản lao đao

    Đồng yen giảm, người tiêu dùng Nhật Bản lao đao

    Trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động, đồng yen Nhật Bản liên tục giảm giá so với USD, gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho đời sống người dân nước này.

  • Phương pháp tưới nước tiết kiệm ứng phó với hạn hán

    Phương pháp tưới nước tiết kiệm ứng phó với hạn hán

    Nắng nóng trong nhiều tháng qua tại Gia Lai đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp. Việc áp dụng các mô hình tưới tiết kiệm trên cách loại cây trồng, đặc biệt là cây cà phê đã và đang giúp người nông dân ứng phó có hiệu quả với tình trạng hạn hán như hiện nay.

  • Hạn mặn, nắng nóng ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống người dân

    Hạn mặn, nắng nóng ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống người dân

    Liên tục trong 5-6 tháng qua, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hầu như không có mưa, nhất là những ngày tháng tư này nắng nóng liên tục không chỉ gây ảnh hưởng hạn mặn thiệt hại đến cây trồng vật nuôi, mà nắng nóng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân do thiếu nước uống và nước sinh hoạt hàng ngày.

  • Chuyển đổi số, hướng tới xây dựng nông thôn mới thông minh

    Chuyển đổi số, hướng tới xây dựng nông thôn mới thông minh

    Thời gian qua, một số xã nông thôn mới nâng cao, nâng thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, điều hành và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.

  • Thuận thiên thích ứng với hạn mặn

    Thuận thiên thích ứng với hạn mặn

    Đồng bằng sông Cửu Long đứng đầu cả nước về sản xuất lúa, nuôi trồng, chế biến thủy sản, cây ăn trái… nhưng đây cũng là vùng chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Hàng năm, Đồng bằng sông Cửu Long gieo cấy khoảng 1,5 triệu ha lúa Đông Xuân. Qua 2 tháng mặn xâm sâu vào khu vực này, lượng nước tích trữ đã sử dụng gần hết khiến cho sản xuất và đời sống của người dân đang gặp khó khăn. Tuy vậy, trải qua bao đời bám đất, bám ruộng, tác động của hạn mặn ngày càng được các địa phương trong vùng tiết chế tốt hơn với việc dự báo sớm, đầu tư các công trình thủy lợi và có kế hoạch ứng phó trong sản xuất theo hướng thuận thiên.

  • Khẩn trương xử lý sự cố rò rỉ khí amoniac, ảnh hưởng đời sống người dân

    Khẩn trương xử lý sự cố rò rỉ khí amoniac, ảnh hưởng đời sống người dân

    Hai ngày sau sự cố rò rỉ khí amoniac từ Công ty Cổ phần Thương mại tổng hợp Toan Vân (địa chỉ tại thôn Tam Lạc 2, xã Vũ Lạc, thành phố Thái Bình) ra môi trường, chiều 19/4 dưới sự chứng kiến của chính quyền địa phương, đại diện Công ty và người dân có diện tích bị ảnh hưởng đã họp bàn, thống nhất phương án giải quyết, đền bù.

  • Xây dựng Công đoàn cơ sở, chăm lo đời sống công nhân khối doanh nghiệp FDI

    Xây dựng Công đoàn cơ sở, chăm lo đời sống công nhân khối doanh nghiệp FDI

    Chiều 19/4, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng tổ chức Hội nghị gặp gỡ hơn 30 doanh nghiệp FDI còn chưa thành lập tổ chức Công đoàn cơ sở để hướng dẫn, chia sẻ và đồng hành thành lập tổ chức này trong thời gian tới. Đây cũng là những doanh nghiệp nằm trong 2% số doanh nghiệp đủ điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn cơ sở còn lại mà chưa thành lập đoàn thể này.

  • Nhiều kênh, rạch ở Nam Bộ khô hạn gây sụt lún, sạt lở đất

    Nhiều kênh, rạch ở Nam Bộ khô hạn gây sụt lún, sạt lở đất

    Gần đây, một số địa phương thuộc khu vực Nam Bộ bị sạt lở, sụt lún đất gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của người dân.

  • Hải Dương khắc phục tình trạng cá nuôi lồng bè trên sông bị chết

    Hải Dương khắc phục tình trạng cá nuôi lồng bè trên sông bị chết

    Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã xảy ra tình trạng cá lồng bè bị chết khá nhiều, gây thiệt hại lớn đến đời sống, kinh tế của người dân.

  • Cùng hành động để người khuyết tật tiếp cận và sống độc lập

    Cùng hành động để người khuyết tật tiếp cận và sống độc lập

    Ngày 18/4 hằng năm được chọn là Ngày Người khuyết tật Việt Nam. Đây là dịp để chính quyền các cấp, các tổ chức xã hội, tổ chức của người khuyết tật tổ chức nhiều hoạt động vì người khuyết tật, khuyến khích sự tham gia của người khuyết tật vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm nâng cao chất lượng sống và đảm bảo sự hòa nhập - bình đẳng cho cộng đồng người khuyết tật Việt Nam. Ngày người khuyết tật Việt Nam năm 2024 có chủ đề “Cùng hành động để người khuyết tật tiếp cận và sống độc lập”.

  • Chật vật nước sinh hoạt ở vùng cao Lai Châu

    Chật vật nước sinh hoạt ở vùng cao Lai Châu

    Nhiều xã ở vùng cao của tỉnh Lai Châu luôn trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt nhiều ngày qua, làm ảnh hưởng đến đời sống và việc sản xuất của người dân; trong đó, có việc học tập và sinh hoạt của học sinh.

  • Xử lý dứt điểm tồn tại trong cải cách hành chính

    Xử lý dứt điểm tồn tại trong cải cách hành chính

    Tập trung cao cho cải cách thể chế, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật; tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân, doanh nghiệp. Có giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức thực thi pháp luật nghiêm minh.

  • Kon Tum: Chủ động các phương án ứng phó hạn hán, mưa lũ

    Kon Tum: Chủ động các phương án ứng phó hạn hán, mưa lũ

    Sáng 17/4, ông Nguyễn Hữu Tháp, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum yêu cầu các địa phương, sở, ban, ngành chủ động đối phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan, giảm thiểu tối đa thiệt hại đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân trên địa bàn.