Đại sứ quán Afghanistan tại London đã đóng cửa ngày 27/9 sau khi chính quyền Taliban thông báo cắt đứt quan hệ với các cơ quan đại diện ngoại giao do chính phủ tiền nhiệm ở Kabul thành lập và sa thải nhân viên người Anh của cơ quan này.
Ngày 30/7, chính quyền Taliban tuyên bố đã chấm dứt quan hệ lãnh sự với nhiều đại sứ quán Afghanistan ở các nước phương Tây, cũng như với các nhà ngoại giao trung thành với chính quyền trước đây.
Đại sứ quán Afghanistan tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ đã đóng cửa do các nhà ngoại giao ở đây không được nước sở tại gia hạn thị thực và áp lực từ chính quyền Taliban.
Ngày 13/11, Đại sứ quán Afghanistan ở Islamabad thông báo quyền Bộ trưởng Thương mại của chính quyền Taliban ở Afghanistan, ông Haji Nooruddin Azizi đã gặp quyền Ngoại trưởng Pakistan, ông Jalil Abbas Jilani, để thảo luận về thương mại và cách giúp hàng nghìn công dân Afghanistan bị Pakistan trục xuất có thể lấy lại tiền bạc và các tài sản của họ.
Ngày 29/9, các quan chức Đại sứ quán Afghanistan ở Ấn Độ cho biết đại sứ quán đã dừng mọi hoạt động sau khi Đại sứ và các nhà ngoại giao cấp cao khác rời Ấn Độ đến các nước châu Âu và Mỹ xin tị nạn.
Bộ Ngoại giao Pakistan ngày 16/12 đã triệu Đại biện lâm thời Đại sứ quán Afghanistan tại Islamabad tới để “kịch liệt” phản đối các vụ đụng độ xuyên biên giới liên tục xảy ra trong những ngày qua khiến ít nhất 6 người thiệt mạng và hơn 10 người bị thương.
Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 12/3 xác nhận Đại sứ quán Afghanistan tại Washington sẽ phải đóng cửa vào tuần tới do tình trạng thiếu hụt tài chính trầm trọng.
Đại sứ Afghanistan tại Trung Quốc đã đệ đơn từ chức lên chính quyền do lực lượng Taliban nắm giữ đồng thời khẳng định các nhân viên tại cơ quan này không được nhận lương trong nửa năm và hiện chỉ còn một người lễ tân ở lại làm việc.
Ngày 19/8, một quan chức Đại sứ quán Afghanistan tại Uzbekistan cho biết khoảng 1.500 người Afghanistan đã chạy trốn sang quốc gia Trung Á này sau khi phong trào Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul.