Tags:

Thành phố ven sông

  • Hiện thực hóa khát vọng sông Hồng - Bài cuối: Giải bài toán phát triển

    Hiện thực hóa khát vọng sông Hồng - Bài cuối: Giải bài toán phát triển

    Với các lợi thế sẵn có cùng với việc phát huy tối đa những giá trị sông nước bền vững, không giới hạn, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng khi được triển khai thực hiện sẽ không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội mà còn là động lực thu hút đầu tư, tiến tới hình thành chuỗi đô thị hiện đại, tạo lập cảnh quan đô thị hai bên bờ sông với các công trình điểm nhấn - biểu tượng của Thủ đô. Khát vọng về một thành phố ven sông, về không gian văn hóa mới đang dần trở thành hiện thực sau thời gian dài một tài sản và cũng là di sản quý chưa được khai thác. Song, đây là một bài toán khó và phức tạp khi triển khai, đòi hỏi quyết tâm cao, cách làm đúng. Vì vậy, để thực hiện được bản quy hoạch nhiều kỳ vọng này, Hà Nội cần nỗ lực triển khai các giải pháp với tư duy, kỹ năng khoa học về cả quản trị và kinh tế nhằm hiện thực hóa khát vọng; trong đó, tôn trọng các yếu tố văn hóa, lịch sử, sinh thái, đặc biệt lấy người dân là trung tâm cho sự phát triển.

  • Hiện thực hóa khát vọng sông Hồng - Bài 4: Bức tranh sáng về thành phố ven sông

    Hiện thực hóa khát vọng sông Hồng - Bài 4: Bức tranh sáng về thành phố ven sông

    Là dòng chảy chính, sông Hồng luôn là tâm điểm của những nghiên cứu, nằm trong quy hoạch phát triển chung của Hà Nội. Vì các lý do khách quan, chủ quan mà phần lớn đến từ nguồn lực còn thiếu và yếu, nên đến tháng 3/2022, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5000 ( từ vị trí quy hoạch cầu Hồng Hà đến vị trí quy hoạch cầu Mễ Sở) mới được phê duyệt, định hình cho nhánh sông ngàn năm của thành phố. Quy hoạch này đã tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc, là bước khởi đầu cho chặng đường hiện thực hóa giấc mơ “thành phố hai bên sông Hồng”. Đặc biệt, đây sẽ là bước đột phá mới, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình kiến thiết diện mạo Thủ đô, phát triển khu vực sông Hồng trở thành trục “hành lang xanh” đặc trưng của thành phố, góp phần thúc đẩy các hoạt động văn hóa, du lịch và ổn định cuộc sống của người dân vùng ven sông.

  • Xây dựng thành phố Hải Dương theo hướng đô thị ven sông

    Xây dựng thành phố Hải Dương theo hướng đô thị ven sông

    Thành phố Hải Dương cần nghiên cứu phát triển theo hướng thành phố ven sông và đưa sông Sặt trở thành một trục cảnh quan, một điểm nhấn của đô thị.