Tags:

Mưa thuận

  • Đặc sắc Lễ hội Lồng tồng ATK Định Hóa

    Đặc sắc Lễ hội Lồng tồng ATK Định Hóa

    Ngày 19/2 (mùng 10 tháng Giêng), tại Quảng trường ATK Định Hóa, UBND huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên tổ chức Lễ hội Lồng tồng Xuân Giáp Thìn với ý nghĩa cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Đây là lễ hội xuống đồng truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, Nùng của tỉnh Thái Nguyên mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

  • Lễ hội xuống đồng của người Thái ở Lai Châu

    Lễ hội xuống đồng của người Thái ở Lai Châu

    Lễ hội Lùng Tùng còn được gọi là Lễ hội xuống đồng, đây là hoạt động tín ngưỡng mang tính chất nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, mở đầu cho một mùa sản xuất mới của người Thái ở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Lễ hội nhằm cầu cho một năm sản xuất mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, người dân khỏe mạnh.

  • Ngư dân xứ Thanh vươn khơi đón lộc biển đầu năm mới

    Ngư dân xứ Thanh vươn khơi đón lộc biển đầu năm mới

    Những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024, ngư dân các xã bãi ngang ở Thanh Hóa đang phấn khởi vươn khơi đón "lộc biển". Đây là những chuyến biển "mở hàng" bởi nó chứa đựng nhiều mong muốn, ước nguyện cho một năm làm ăn thuận lợi, mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy khoang của ngư dân miền biển xứ Thanh.

  • Tấp nập du khách đến đền Trần đầu năm mới

    Tấp nập du khách đến đền Trần đầu năm mới

    Những ngày đầu Xuân năm mới Giáp Thìn 2024, đông đảo người dân và du khách thập phương đã đến đền Trần để du Xuân, cầu mong một năm mới mưa thuận gió hoà, sức khoẻ, bình an… cùng nhau hướng về cội nguồn của dân tộc, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tri ân công đức của Vương Triều Trần với ba lần chiến thắng giặc ngoại xâm.

  • Làng hoa Tết lớn nhất miền Trung được mùa, trúng giá

    Làng hoa Tết lớn nhất miền Trung được mùa, trúng giá

    Mặc dù còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhưng các chủ vườn hoa tại xã Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi rất vui mừng, phấn khởi vì vụ hoa Tết năm nay mưa thuận gió hòa, hoa phát triển tốt, giá cả ổn định. Hiện nhiều thương lái, khách mua hoa đã tới tận vườn để đặt hoa.

  • Rước nước cầu quốc thái, dân an tại Lễ hội thác Bản Giốc năm 2023

    Rước nước cầu quốc thái, dân an tại Lễ hội thác Bản Giốc năm 2023

    Sáng 6/10/2023, trong khuôn khổ Lễ hội thác Bản Giốc năm 2023, rất đông du khách đã có mặt để tham gia Lễ rước nước thiêng từ Thác Bản Giốc lên điện chính chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc, cầu cho quốc thái dân an; cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, ấm no cho người dân.

  • Sôi động lễ hội đua thuyền tại Quảng Bình

    Sôi động lễ hội đua thuyền tại Quảng Bình

    Nhân kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2023) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2023), ngày 1/9, lễ hội đua thuyền truyền thống đã diễn ra tại các huyện Quảng Ninh và Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình). Đây là lễ hội có truyền thống lâu đời với mong muốn cầu cho mưa thuận, gió hòa mùa màng bội thu, cuộc sống bình yên.

  • Lễ cúng giọt nước của người Jrai

    Lễ cúng giọt nước của người Jrai

    Với cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số Jrai ở Tây Nguyên, nước là mạch nguồn của sự sống, sinh trưởng và phát triển. Vì thế, hàng năm, người Jrai luôn tổ chức Lễ cúng giọt nước để cầu mong thần nước phù hộ cho dân làng luôn được khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật trong làng đều tươi tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đây cũng là một biểu tượng văn hóa độc đáo, gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh của cộng đồng đồng bào dân tộc Jrai.

  • Tái hiện Lễ hội Chá Mùn của đồng bào dân tộc Thái

    Tái hiện Lễ hội Chá Mùn của đồng bào dân tộc Thái

    Lễ hội Chá Mùn được xem là một nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng của cộng đồng dân tộc Thái đen (Thanh Hóa) với ước mong được thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng sinh sôi, tươi tốt, sức khỏe dồi dào, bản làng yên vui.

  • Tết Chôl Chnăm Thmây - lễ hội lớn, nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer

    Tết Chôl Chnăm Thmây - lễ hội lớn, nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer

    Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer thường diễn ra vào khoảng giữa tháng tư dương lịch hằng năm, thể hiện ước vọng một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Năm nay Tết Chôl Chnăm Thmây diễn ra từ ngày 14 đến 16/4/2023 dương lịch.

  • Chuyến biển đầu năm với nhiều kỳ vọng mới

    Chuyến biển đầu năm với nhiều kỳ vọng mới

    Sau kỳ nghỉ Tết Quý Mão, ngư dân vùng biển Quảng Bình lại rộn ràng, tất bật xuống biển, ra khơi tham gia khai thác, đánh bắt hải sản. Chuyến biển đầu năm, ngư dân hồ hởi, phấn khởi kỳ vọng một năm mới mưa thuận gió hòa, những chuyến biển an toàn với tôm cá đầy khoang, thu nhập ổn định.

  • Kéo lửa, thổi cơm thi ở hội đình Gia Dụ

    Kéo lửa, thổi cơm thi ở hội đình Gia Dụ

    Trong hai ngày mùng 1 và 2/2 (tức ngày 11, 12 tháng Giêng), lễ hội Đình Gia Dụ, xã Bắc Sơn, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ được tổ chức với mong muốn cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cầu cho dân khang, vật thịnh.

  • Khai hội Xuân chùa Tam Chúc cầu nguyện quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa

    Khai hội Xuân chùa Tam Chúc cầu nguyện quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa

    Ngày 2/2 (tức ngày 12 tháng Giêng), Ban Quản lý Chùa Tam Chúc (thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) tổ chức khai hội Xuân Tam Chúc năm Quý Mão 2023.

  • Lễ hội Cầu ngư tại Thừa Thiên - Huế: Mong muốn ngư dân được bình an

    Lễ hội Cầu ngư tại Thừa Thiên - Huế: Mong muốn ngư dân được bình an

    Sáng 2/2, tại đình Làng văn hóa Thai Dương (phường Thuận An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã diễn ra lễ hội Cầu ngư năm 2023. Đây là lễ hội lớn nhất của ngư dân vùng ven biển địa phương, được tổ chức 3 năm một lần cầu cho mưa thuận, gió hòa, tàu thuyền ra khơi thuận buồm xuôi gió, khai thác được nhiều hải sản.

  • Ngư dân Quảng Ngãi tưng bừng ra quân khai thác hải sản

    Ngư dân Quảng Ngãi tưng bừng ra quân khai thác hải sản

    Sáng 24/1, tại cửa biển Sa Huỳnh, phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, ngư dân phường Phổ Thạnh tổ chức ra quân khai thác hải sản đầu năm. Đây là lễ hội truyền thống được gìn giữ từ nhiều năm qua của ngư dân với mong ước mưa thuận gió hòa, thuyền về đầy ắp cá tôm.

  • Tết cổ truyền các dân tộc thiểu số - Bài 1: Bức tranh văn hóa đa sắc màu

    Tết cổ truyền các dân tộc thiểu số - Bài 1: Bức tranh văn hóa đa sắc màu

    Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có một phong tục, nghi lễ, trang phục đón Tết khác nhau, với những nét đặc trưng riêng, nhưng tất cả đều hướng tới một ý nghĩa tốt đẹp là cầu mong năm mới được ấm no, hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gặp nhiều may mắn.

  • Độc đáo Lễ cúng Then của đồng bào Thái thắng tại Phong Thổ, Lai Châu

    Độc đáo Lễ cúng Then của đồng bào Thái thắng tại Phong Thổ, Lai Châu

    Trong Lễ hội Then Kin Pang, nghi thức Lễ cúng Then rất đặc sắc, thể hiện đời sống tâm linh của đồng bào Thái trắng ở khu vực Mường So, Khổng Lào, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu với đất trời. Theo truyền thuyết của người Thái trắng ở Lai Châu, vua trời đã phái các thần Then xuống hạ giới đầu thai thành người trần để cứu nhân độ thế. Then cũng là người đại diện cho người dân giao tiếp với các vị thần linh cầu phúc cho dân, ban cho bản Mường một năm mưa thuận gió hoà, vạn vật bình yên.

  • Độc đáo nghi lễ cầu làng của người Dao Thanh Y

    Độc đáo nghi lễ cầu làng của người Dao Thanh Y

    Người Dao Thanh Y, ở Khâu Lấu, xã Tân Tiến, huyện Yên Sơn - một trong 9 ngành dân tộc Dao sinh sống ở Tuyên Quang, vẫn giữ được lễ cầu làng một nét văn hóa tâm linh đặc sắc, với mong ước cầu tài, cầu phúc, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

  • Đồng bào Chăm Bình Thuận đón tết Ka Tê

    Đồng bào Chăm Bình Thuận đón tết Ka Tê

    Từ ngày 4 đến 6/10, đồng bào Chăm ở tỉnh Bình Thuận vui đón tết Ka Tê năm 2021. Đây là tết cổ truyền của cộng đồng người Chăm theo đạo Bàlamôn; là dịp để con cháu tưởng nhớ về tổ tiên, các vị thần đã độ trì cho mưa thuận gió hòa, sản xuất được mùa, người dân được ấm no.

  • Lễ cúng Giọt nước - nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai ở Tây Nguyên

    Lễ cúng Giọt nước - nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai ở Tây Nguyên

    Sáng 24/4/2021, hàng trăm người dân làng Bông, xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) tập trung về bến nước của làng để tiến hàng nghi lễ cúng Giọt nước. Đây là văn hóa truyền thống lâu đời của người Jrai tại Gia Lai và cũng là một trong những nét đẹp văn hóa còn lưu giữ của người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Lễ cúng Giọt nước của người Jrai hay còn gọi là Soi Yang Ia thường được tổ chức vào tháng 4 hằng năm với mục đích cầu mong thần nước phù hộ cho dân làng mạnh khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật trong buôn làng đều tươi tốt, không có bệnh dịch xảy ra.