Tags:

Cửu long

  • Xâm nhập mặn ở các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn và Cái Bé duy trì ở mức cao

    Xâm nhập mặn ở các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn và Cái Bé duy trì ở mức cao

    Nhận định về xu thế xâm nhập mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long từ ngày 1-10/5, ngày 30/4, Trưởng phòng Dự báo thủy văn, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Phùng Tiến Dũng cho biết, xâm nhập mặn tại khu vực trên có xu thế tăng dần vào cuối tuần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức cao hơn độ mặn cao nhất tháng 5/2023.

  • Thị trường nông sản: Nguồn cung lúa gạo đang giảm

    Thị trường nông sản: Nguồn cung lúa gạo đang giảm

    Giá lúa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long tuần qua chủ yếu đi ngang sau 2 tuần liên tục tăng khá. Nguồn cung lúa gạo đang giảm dần do vụ Đông Xuân ở khu vực này đã cơ bản thu hoạch xong.

  • Quy hoạch tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Quy hoạch tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Quy hoạch đặt mục tiêu tới năm 2030, Trà Vinh là tỉnh phát triển ở mức trung bình cao, nằm trong nhóm đầu của vùng đồng bằng sông Cửu Long, có kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước; có kinh tế biển phát triển, thích ứng với biến đổi khí hậu; các giá trị văn hóa của các dân tộc được bảo tồn và phát huy; người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

  • Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Quy hoạch đặt mục tiêu tới năm 2030, Sóc Trăng là một trong những tỉnh phát triển khá của vùng đồng bằng sông Cửu Long; có công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển, nông nghiệp hiện đại và bền vững; hình thành cảng biển ngoài khơi cửa Trần Đề và có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; có hệ thống đô thị phát triển theo hướng xanh, thông minh, bền vững; có đủ năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu. Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, người dân có cuộc sống phồn vinh, văn minh và hạnh phúc.

  • Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Quy hoạch đặt mục tiêu tới năm 2030, Long An là trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía Nam; trở thành cửa ngõ trên tuyến hành lang kinh tế đô thị-công nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long; kết nối chặt chẽ với Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ; đầu mối hợp tác, giao thương quan trọng với Campuchia; hình thành được các hành lang kinh tế, vùng, trung tâm phát triển và đô thị động lực; thích ứng với biến đổi khí hậu.

  • Quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt, đến năm 2030, thành phố Cần Thơ là cực tăng trưởng của vùng đồng bằng sông Cửu Long; thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại, mang đậm bản sắc văn hóa xứ Tây Đô; là trung tâm đô thị, trung tâm dịch vụ thương mại, du lịch, logistics, công nghiệp chế biến, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao của vùng đồng bằng sông Cửu Long; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu kết nối nội vùng, liên vùng và liên vận quốc tế.

  • Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Quy hoạch đặt mục tiêu tới năm 2030, Cà Mau trở thành tỉnh phát triển khá của vùng đồng bằng sông Cửu Long; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển; hệ sinh thái được bảo tồn, thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu.

  • Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Quy hoạch đặt mục tiêu tới năm 2030, An Giang là tỉnh phát triển khá trong vùng đồng bằng sông Cửu Long; có kinh tế phát triển năng động, hài hòa và bền vững; là trung tâm nghiên cứu phát triển giống và sản xuất nông nghiệp, thủy sản, dược liệu ứng dụng công nghệ cao; trung tâm du lịch sinh thái của vùng; đầu mối giao thương, hợp tác với Vương quốc Campuchia; có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, thích ứng với biến đổi khí hậu; các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy; quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội ổn định; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống của người dân được ấm no, hạnh phúc.

  • Xâm nhập mặn sẽ không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp từ tháng 6

    Xâm nhập mặn sẽ không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp từ tháng 6

    Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, từ tháng 5 xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giảm, không còn ảnh hưởng đến nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp từ đầu tháng 6.

  • 'Đo lường trong đời sống người dân Đồng bằng sông Cửu Long'

    'Đo lường trong đời sống người dân Đồng bằng sông Cửu Long'

    Ngày 25/4, tại Bảo tàng thành phố Cần Thơ đã khai mạc trưng bày chuyên đề “Đo lường trong đời sống người dân Đồng bằng sông Cửu Long”.

  • Vượt qua mùa khô hạn, xâm nhập mặn

    Vượt qua mùa khô hạn, xâm nhập mặn

    Khô hạn ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đang diễn ra khắc nghiệt. Đồng bằng sông Cửu Long đã bước vào nửa cuối của cuối mùa khô song vẫn có nguy cơ bị thiệt hại nếu chủ quan. Các địa phương vẫn nỗ lực ứng phó, vượt qua mùa khô hạn và xâm nhập mặn.

  • Thị trường nông sản: Giá lúa và gạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tăng

    Thị trường nông sản: Giá lúa và gạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tăng

    Cả giá lúa và gạo ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục tăng khá.

  • Thuận thiên thích ứng với hạn mặn

    Thuận thiên thích ứng với hạn mặn

    Đồng bằng sông Cửu Long đứng đầu cả nước về sản xuất lúa, nuôi trồng, chế biến thủy sản, cây ăn trái… nhưng đây cũng là vùng chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Hàng năm, Đồng bằng sông Cửu Long gieo cấy khoảng 1,5 triệu ha lúa Đông Xuân. Qua 2 tháng mặn xâm sâu vào khu vực này, lượng nước tích trữ đã sử dụng gần hết khiến cho sản xuất và đời sống của người dân đang gặp khó khăn. Tuy vậy, trải qua bao đời bám đất, bám ruộng, tác động của hạn mặn ngày càng được các địa phương trong vùng tiết chế tốt hơn với việc dự báo sớm, đầu tư các công trình thủy lợi và có kế hoạch ứng phó trong sản xuất theo hướng thuận thiên.

  • Xâm nhập mặn có xu thế tăng dần

    Xâm nhập mặn có xu thế tăng dần

    Nhận định về xu thế xâm nhập mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long từ ngày 21-30/4, ngày 20/4, Trưởng phòng Dự báo thủy văn, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Phùng Tiến Dũng cho biết, xâm nhập mặn ở khu vực trên có xu thế tăng dần vào cuối tuần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức cao hơn độ mặn cao nhất tháng 4/2023.

  • Cần Thơ: Tìm hướng hợp tác với G4 trong ứng phó với biến đổi khí hậu

    Cần Thơ: Tìm hướng hợp tác với G4 trong ứng phó với biến đổi khí hậu

    Ngày 17/4, lãnh đạo UBND thành phố Cần Thơ có buổi làm việc với Đoàn công tác Đại sứ quán các nước Canada, New Zealand, Na Uy và Thụy Sĩ (Nhóm G4) đến tìm hiểu các vấn đề về sạt lở, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, di cư và các nhu cầu hỗ trợ, hợp tác hiện nay của thành phố cũng như Đồng bằng sông Cửu Long.

  • Nam Bộ thích ứng với hạn mặn khốc liệt - Bài cuối: Tình người trong gian khó

    Nam Bộ thích ứng với hạn mặn khốc liệt - Bài cuối: Tình người trong gian khó

    Trước tình trạng thiên tai hạn hán, mặn xâm nhập gây ra những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các địa phương đã chủ động thực hiện quyết liệt và kịp thời nhiều giải pháp nhằm hạn chế những thách thức của thiên tai. Với tinh thần "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng", "Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt", cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, cơ sở, cộng đồng xã hội đã đoàn kết, chung sức sẻ chia từng can nước giúp người dân, đặc biệt người nghèo vượt qua khó khăn, ổn định đời sống trong mùa hạn mặn.

  • Nam Bộ thích ứng với hạn mặn khốc liệt - Bài 2: Hành động khẩn cấp từ địa phương

    Nam Bộ thích ứng với hạn mặn khốc liệt - Bài 2: Hành động khẩn cấp từ địa phương

    Hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra trên diện rộng khiến nhiều địa phương thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng phải có những hành động khẩn trương ứng phó, khắc phục diễn biến phức tạp của thiên tai.

  • Nam Bộ thích ứng với hạn mặn khốc liệt - Bài 1: Sống trên nước nhưng lại thiếu nước

    Nam Bộ thích ứng với hạn mặn khốc liệt - Bài 1: Sống trên nước nhưng lại thiếu nước

    Nam Bộ là vùng đất cuối cùng phía Nam của đất nước, nằm trong lưu vực hai con sông Đồng Nai và Cửu Long, chủ yếu ở vùng hạ lưu hai con sông lớn này. Vùng đất trù phú Nam Bộ nằm rất gần Biển Đông, là một vùng châu thổ màu mỡ với nhiều cửa sông đổ ra biển. Có lẽ, trong suy nghĩ của nhiều người dân, không ai có thể tưởng tượng được, có một ngày, vùng đất “sống trên nước” này lại rơi vào tình trạng thiếu nước ngọt như hiện nay.

  • Phát động cuộc thi 'Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo du lịch - Kết nối liên vùng'

    Phát động cuộc thi 'Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo du lịch - Kết nối liên vùng'

    Chiều 16/4, tỉnh Bến Tre phối hợp với Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức lễ phát động cuộc thi Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long năm 2024, với chủ đề "Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo du lịch - Kết nối liên vùng".

  • Phòng chống hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long - Bài cuối: Hiệu quả từ việc chủ động

    Phòng chống hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long - Bài cuối: Hiệu quả từ việc chủ động

    Cao điểm khô hạn, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long đã qua. Song tình trạng này vẫn còn khả năng kéo dài đến hết tháng 5.