Ứng dụng xét nghiệm trong chẩn đoán, điều trị bệnh lý sản–phụ

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 35 trở lên. Bệnh thường có biểu hiện như ra máu bất thường không liên quan đến chu kỳ kinh, ra máu khi giao hợp, ra dịch hôi, kéo dài, đau vùng chậu,… nhưng không xảy ra đột ngột mà âm thầm trải qua các giai đoạn, nếu không đi khám phụ khoa kịp thời thì đây sẽ là căn nguyên gây bệnh ung thư cổ tử cung.

Để nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý chuyên khoa sản – phụ, mới đây, bệnh viện đa khoa Medlatec đã tổ chức hội nghị ứng dụng xét nghiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý chuyên khoa sản – phụ với sự tham dự của các giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa sản - phụ công tác tại các bệnh viện, phòng khám ở Hà Nội và các tỉnh thành cùng nhau trao đổi, nghiên cứu để ứng dụng trong thực tiễn phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân.

Thạc sỹ Đinh Thị Hiền Lê - Phó khoa Ung thư, Bệnh viện Phụ sản TW cho biết, nhiễm virus Human papillomavirus (HPV) được xác định là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung (UTCTC). 13 trong số hơn 100 chủng HPV được mô tả có nguy cơ cao gây UTCTC. 

Với những tiến bộ của y khoa hiện đại ngày nay như kỹ thuật sàng lọc UTCTC gồm phương pháp Pap smear, ThinPrep, xét nghiệm HPV,… đã giúp sàng lọc UTCTC giai đoạn sớm. Tuy nhiên, ThinPrep là phương pháp có nhiều ưu điểm vượt trội làm tăng độ nhạy và độ đặc hiệu trong phát hiện các tế bào tiền ung thư, đặc biệt là các tế bào biểu mô tuyến, một loại tế bào ung thư rất khó phát hiện.

Theo các nghiên cứu, phương pháp ThinPrep giúp tăng 55% số phát hiện tế bào nguy cơ ung thư cao so với phương pháp Pap truyền thống. Phương pháp này hiện đang được sử dụng phổ biến tại Mỹ, châu Âu cũng như các nước trong khu vực và hiện đang thực hiện hàng ngày tại bệnh viện đa khoa MEDLATEC.

Từ nghiên cứu phương phương trên cho thấy Test HPV xác định được việc nhiễm các dòng HPV nguy cơ cao, có khả năng xác định bất thường CTC sớm hơn Pap thông thường do đó nên kết hợp giữa Pap smear và test HPV để nâng cao khả năng sàng lọc.

Nếu như UTCTC là mối quan tâm ở mọi phụ nữ ở độ tuổi từ 15 – 44 thì những bất thường nhiễm sắc thể (NST) hay gặp như rối loạn NST gồm các hội chứng down, edwards (Trisomy 18), patau (Trisomy 13); rối loạn NST giới gồm hội chứng Turner, hội chứng Klinefelter,... lại là những nguy cơ với các trẻ em sinh ra.

Nhằm giảm thiểu nỗi đau và gánh nặng cho các gia đình sinh con bị các hội chứng, PGS.TS. Phan Thị Hoan - Bộ môn Y Sinh học - Di truyền Đại học Y Hà Nội đã chia sẻ kinh nghiệm về “Một số hội chứng bất thường nhiễm sắc thể hay gặp” như các bước để chẩn đoán trước sinh hiệu quả gồm xét nghiệm sàng lọc, siêu âm thai, nuôi cấy tế bào ối để phân tích nhiễm sắc thể, sinh thiết tua rau để phân tích nhiễm sắc thể hoặc phương pháp di truyền tế bào học sàng lọc hội chứng Turner, hội chứng Klinefelter.

PGS.TS Phan Thị Hoan cũng đã cung cấp những thông tin liên quan đến “Phát hiện mất đoạn AZF trên nhiễm sắc thể Y ở nam giới vô sinh”.

Tuyết Mai
Tại Việt Nam, mỗi ngày có 9 phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung
Tại Việt Nam, mỗi ngày có 9 phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung

Tại Việt Nam, mỗi ngày có 9 phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung và ước tính cứ 100.000 phụ nữ thì có 20 trường hợp mắc bệnh ung thư cổ tử cung và 11 trường hợp tử vong.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN