'Thủ phạm' khiến tỷ lệ ung thư gan gia tăng

Mỗi năm cả nước có trên 10.000 ca ung thư gan mới phát hiện, chiếm tỷ lệ cao nhất thế giới. Tuy nhiên, ít ai để ý rằng, hầu hết những ca ung thư gan đều "từ miệng mà ra".

"Thủ phạm" gây tổn thương gan


Theo bác sĩ Phạm Văn Hưng, Trưởng khoa kiểm soát bệnh không lây nhiễm và dinh dưỡng, Trung tâm Y tế Dự phòng TP Hồ Chí Minh, bệnh viêm gan mạn tính là tình trạng tổn thương hoại tử và viêm các tế bào gan được biểu hiện bằng sự tăng nồng độ men gan trong máu kéo dài trên 6 tháng. Theo đó, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm gan mạn tính.

Việt Nam cũng là một trong ba quốc gia ở khu vực Tây Thái Bình Dương có tỷ lệ nhiễm vi-rút viêm gan cao.

Thực phẩm “bẩn” không chỉ chứa những loại vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng mà còn chứa rất nhiều các loại chất hóa học, chất bảo quản, tồn dư chất bảo vệ thực vật, kháng sinh, chất tạo nạc… Các chất này chính là nguyên nhân của 200 căn bệnh, từ tiêu chảy đến ung thư. Ước tính mỗi năm có đến 600 triệu người mắc bệnh. Khi vào cơ thể, các chất độc hại trong thực phẩm "bẩn" khiến gan sớm suy yếu vì nhiễm độc. Sử dụng các loại thực phẩm "bẩn" đặc biệt có chứa độc tố vi nấm Aflatoxin chính là "thủ phạm" gây ưng thu gan.


Bên cạnh đó, việc lạm dụng chất uống có cồn khiến tình trạng viêm và hoại tử tế bào gan diễn tiến nhanh dẫn đến xơ gan. Khoảng 90% người lạm dụng rượu, bia bị gan nhiễm mỡ, 20% đến 40% bị viêm gan, 10% đến 25% dẫn tới xơ gan. Người bệnh xơ gan có khoảng 3 - 7% dẫn tới ung thu gan.


Một nguyên nhân khác mà ít ai để ý lại khá phổ biến đó là do thói quen sử dụng thuốc không đúng cách; lạm dụng thuốc dẫn đến quá liều hoặc kéo dài, tự ý uống thuốc. Hầu hết các thuốc dù được dùng bằng đường uống, đường tiêm, xịt hít qua mũi hay dán trên da…đều được chuyển hoá tại gan. Sự tích tụ thuốc do lạm dụng thuốc không được chuyển hoá và khử độc có thể gây ngộ độc và gây viêm gan do thuốc.


Một nguyên nhân khác là do gan nhiễm mỡ. Đây là tình trạng tích tụ mỡ trong tế bào gan, với tỷ lệ bệnh dao động trong khoảng 15 - 30% dân số tùy theo quốc gia và có xu hướng ngày càng phổ biến. Trước đây, người ta nghĩ rằng bệnh không có gì nguy hiểm, nhưng 10 - 20% bệnh nhân gan nhiễm mỡ kèm men gan tăng có thể diễn tiến đến xơ gan hay ung thư gan. Gan nhiễm mỡ thường liên quan với tình trạng thừa cân, béo phì, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, ít vận động thể lực...


Bên cạnh đó, viêm gan mạn tính còn do vi rút gây viêm gan, ký sinh trùng. Theo đó, các loại vi rút gây viêm gan qua đường máu như viêm gan B, C, D, G và những vi rút khác như CMV, EBV, vi rút herpes, vi rút quai bị, vi rút rubella… Hay các ký sinh trùng gây bệnh viêm gan như ký sinh trùng Plasmodium falciparum sống ký sinh tại gan, gây bệnh sốt rét, làm gan sưng to thương tổn tế bào gan, nếu việc điều trị không đạt hiệu quả dẫn đến bị viêm gan, nặng hơn nữa là xơ gan. Hay mắc một số loại amip cũng có thể gây viêm gan amip.


Làm gì để có một lá gan khỏe mạnh?


Viêm gan mạn tính là bệnh lý khá phổ biến, hầu như không có triệu chứng gì rõ rệt trên lâm sàng, nhưng âm thầm phát triển, dẫn đến biến chứng nguy hiểm như xơ gan và ung thư gan.

Để bảo vệ lá gan khỏe mạnh người dân cần tầm soát sớm bệnh viêm gan mạn tính

Bác sĩ Phạm Văn Hưng cho biết, ung thư gan thường xuất hiện các dấu hiệu như đau bụng và đau vùng gan; vàng mắt và vàng da; thường hay buồn nôn; bụng to chướng nước; mẩn ngứa da và tình trạng sụt cân không rõ nguyên nhân.


Để bảo vệ lá gan khỏe mạnh, bác sĩ Hưng cho rằng, người dân cần tầm soát sớm bệnh viêm gan mạn tính; năng tập thể dục; ăn uống đúng cách; tránh thừa cân, báo phì; tránh làm việc căng thẳng; giảm lạm dụng chất kích thích, chất có cồn; dùng thuốc điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.


"Tiêm ngừa vaccin viêm gan A, B; quan hệ tình dục an toàn, nếu không biết rõ tình trạng sức khỏe, nên dùng bao cao su; không tiêm chích ma túy, không xăm mình. Khám sức khoẻ định kỳ mỗi 6 tháng, nhất là khi bạn lớn hơn 40 tuổi. Hãy luôn bảo vệ lá gan được mạnh khỏe một cách tự nhiên", bác sĩ Hưng khuyến cáo.

Đan Phương
Hiệu quả dự án sản xuất thuốc chữa bệnh ung thư
Hiệu quả dự án sản xuất thuốc chữa bệnh ung thư

Bà Phạm Thị Thanh Hương - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định (Bidiphar) cho biết: Xuất phát từ nhu cầu thực tế là bệnh ung thư có xu hướng ngày càng gia tăng, thuốc điều trị ung thư phải nhập ngoại 100%, trong nước chưa có nhà máy sản xuất thuốc điều trị ung thư, do đó từ năm 2008 Công ty cổ phần Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định đã triển khai nghiên cứu bào chế thuốc điều trị ung thư.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN