Cơ sở kinh doanh thức ăn nhỏ lẻ rất ít bị kiểm tra lại hay sử dụng phụ gia chất cấm

Hiện rất nhiều quán ăn sử dụng hóa chất làm mềm để chế biến các nồi súp, nước dùng và việc mua những chất phụ gia làm mềm ấy ở chợ Kim Biên hiện rất dễ dàng.

Bà Nguyễn Thị Nhã Trúc, Trưởng phòng Quản lý chất lượng Ban quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm TP Hồ Chí Minh, cho biết hiện việc sử dụng phụ gia không được phép dùng, không rõ nguồn gốc trong bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm, ngâm, tẩm, ướp tạo màu sản phẩm vẫn đang phổ biến. Các cơ quan chức năng vẫn còn phát hiện không ít trường hợp dùng chất Auramine O (vàng O) trong măng, thịt heo chứa chất tạo nạc, phẩm màu trong ruốc... Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng.


Trong khi đó, theo bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội lương thực thực phẩm TP Hồ Chí Minh, hiện các cơ sở chế biến thức ăn nhỏ lẻ hàng ngày như cửa hàng kinh doanh phở, hủ tiếu… thường dùng hóa chất để ninh nấu cho mềm được mua tự do ở chợ Kim Biên mà không có sự hướng dẫn. "Điều này vô cùng huy hiểm”, bà Chi khẳng định.


Trăn trở về vấn đề bán chất phụ gia chưa được quản lý chặt chẽ tại chợ Kim Biên, ông Lê Trường Giang, Chủ tịch Hội Y tế công cộng TP Hồ Chí Minh, cho rằng, hóa chất phụ gia thực phẩm phải là mặt hàng kinh doanh có điều kiện phải được sản xuất, chế biến, kinh doanh trong cơ sở có đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm được chứng nhận. "Thế nhưng, đau đầu nhất hiện nay vẫn là tình trạng buôn bán lẫn lộn giữa hóa chất trong phụ gia thực phẩm và trong công nghiệp tại chợ Kim Biên. Nhưng nếu chỉ làm bằng biện pháp kêu gọi, vận động chứ không có quy định pháp luật hay chế tài cụ thể gì cả thì rất khó. Chưa kể TP Hồ Chí Minh chỉ quản lý được mấy chục sạp trong lòng chợ chứ bên ngoài thì chưa quản nổi", ông Giang cho biết.

Các cơ quan chức năng phát hiện không ít trường hợp dùng chất Auramine O (vàng O) ngâm tẩm trong măng.

 Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, việc thanh kiểm tra an toàn thực phẩm của thành phố vẫn còn những kẽ hở như các cở sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm lớn, uy tín mỗi năm bị thanh kiểm tra 5-6 lần, trong khi những cơ sở nhỏ lẻ với những bất an về an toàn thực phẩm thì rất ít bị kiểm tra. Theo đó, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các sở, ban ngành và địa phương trong công tác quản lý, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.


Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Quản lý và kinh doanh chợ nông sản Thủ Đức, cho biết dù đã tăng cường các biện pháp quản lý, truy xuất nguồn gốc nhưng vẫn chưa dám đảm bảo chắc chắn hàng hóa bán từ chợ đều an toàn. Bởi Ban quản lý chợ chỉ truy xuất nguồn gốc còn việc nuôi trồng như thế nào thì không thể với tới được. Đây là cái khó trong quản lý vì cơ quan chức năng chỉ giám sát ở phần ngọn, quan trọng nhất là phải làm sao người kinh doanh, sản xuất, nuôi trồng, chế biến thực phẩm ý thức trách nhiệm của mình.


Tại hội thảo "Quản lý an toàn thực phẩm từ gốc" do Hội đồng nhân dân TP Hồ Chí Minh phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển TP Hồ Chí Minh tổ chức ngày 23/5, nhiều ý kiến cho rằng, Thành phố cần có những giải pháp căn cơ, mũi nhọn để quản lý thực phẩm từ gốc, từ đó mới giải quyết được vấn đề an toàn thực phẩm đang gây nhiều bức xúc trong người dân. 


Đan Phương/ Báo Tin Tức
Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại khu lễ hội Chùa Hương
Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại khu lễ hội Chùa Hương

Tại buổi kiểm tra khu vực dịch vụ ăn uống tại Chùa Hương, đoàn kiểm tra liên ngành đã lấy nhiều mẫu bát, đĩa, dấm, rượu, bánh phở để làm xét nghiệm, kết quả xét nghiệm nhanh có 85% đạt yêu cầu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN