Chưa ghi nhận ổ dịch lớn, nhưng số ca mắc chân tay miệng đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết, từ đầu năm 2018 đến ngày 9/10/2018, số trường hợp mắc sởi và tay chân miệng trên địa bàn Thủ đô tăng so với cùng kỳ năm 2017, chưa có trường hợp tử vong, chưa ghi nhận ổ dịch lớn.

Toàn thành phố đã ghi nhận 409 trường hợp mắc sởi, tăng 125 ca so với cùng kỳ năm 2017 và 1.742 ca tay chân miệng, tăng 2 lần so với cùng kỳ năm 2017.  

Riêng bệnh sởi, mặc dù số ca mắc tăng so với cùng kỳ năm 2017, song các ca bệnh phân bố rải rác tại các xã, phường, thị trấn, chưa xuất hiện ổ dịch, chưa có trường hợp tử vong. Đa số đối tượng mắc là trẻ em chưa đến tuổi tiêm chủng hoặc tiêm chưa đủ mũi theo quy định.

Ông Hoàng Đức Hạnh cho biết, theo chu kỳ dịch 4 năm/lần, dự báo bệnh sởi có thể tiếp tục gia tăng tại Hà Nội trong các tháng cuối năm 2018 và đầu năm 2019. Thêm vào đó, dù tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vắc xin sởi của Hà Nội luôn đạt so với tỷ lệ chung của toàn quốc (từ 95 - 97%), nhưng hàng năm vẫn còn khoảng 3 - 5% trẻ không được tiêm vắc xin sởi, đó là đối tượng dễ mắc bệnh. Trong 3 tháng cuối năm 2018, thành phố sẽ triển khai tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ.

Đối với bệnh sốt xuất huyết, từ đầu năm đến ngày 9/10, toàn thành phố có 1.428 ca sốt xuất huyết, giảm khoảng 96,4% so với cùng kỳ năm 2017 và chưa ghi nhận trường hợp tử vong.

Hiện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã phối hợp với trung tâm y tế 30 quận, huyện, thị xã duy trì hoạt động giám sát dịch bệnh tại 63 bệnh viện từ tuyến Trung ương, bộ, ngành đến các bệnh viện tuyến cơ sở và một số bệnh viện tư nhân, tần suất giám sát 3 - 4 lần/tuần để phát hiện sớm ca bệnh.

Từ nay đến cuối năm 2018, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan quyết liệt hơn nữa trong công tác phòng chống dịch bệnh nói chung và bệnh tay chân miệng nói riêng, trong đó cần tăng cường công tác vệ sinh môi trường, khử khuẩn, đặc biệt là tại các cơ sở giáo dục.

Để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện tiếp tục duy trì biện pháp phòng chống dịch bệnh như: Vệ sinh môi trường, kiểm soát và phát hiện sớm ca bệnh, khoanh vùng dập dịch, tăng cường tuyên truyền để người dân đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch… Trong trường hợp xuất hiện các ổ dịch cần làm tốt công tác phân loại, thu dung bệnh nhân, tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Tuyết Mai (TTXVN)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam 'sốt ruột' với bệnh sởi
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam 'sốt ruột' với bệnh sởi

Đó là tâm trạng của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khi đến thăm và làm việc với bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) về công tác khám và điều trị bệnh sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết vào chiều 11/10.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN