Cảnh giác với ung thư tuyến tụy, nguy hiểm khó phát hiện

Ung thư tuyến tụy là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao trên thế giới hiện nay. Theo thống kê, cứ 10 người bị ung thư tụy thì có 8 người không sống quá 5 năm. Đây là căn bệnh mà giai đoạn cuối mới được phát hiện.

Tuyến tụy là cơ quan có độ dài khoảng 10 – 15 cm, nằm sâu giữa dạ dày và cột sống. Phần đuôi tuyến tụy chứa các tế bào sản xuất insulin. Khu vực này thường xuyên xuất hiện các khối u nội tiết. Phần đầu tuyến tụy lại chưa các tế bào sản xuất enzim tiêu hóa, nên thường hình thành các khối u ngoại tiết. Hai bộ phận này đã “góp phần” gây ra ung thư tuyến tụy.

Anh Phan Thanh H. (41 tuổi, Chợ Lách, Bến Tre) chia sẻ: “Cách đây 2 tháng, anh thường xuyên bị đau bụng, đau lưng nên khám bác sĩ thì bị chẩn đoán bị viêm tụy. Tưởng không sao, ai ngờ tuần trước tái khám, bác sĩ nói anh có nguy cơ bị ung thư tụy rất cao”.


Xếp thứ 7 trong tổng số các bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất, dù đây không phải là bệnh phổ biến trên thế giới. Điều này chứng tỏ bệnh này khó phát hiện sớm và điều trị kịp thời nên tỉ lệ sống rất thấp. Nó còn được ví như “sát thủ thầm lặng” vì nó biểu hiện bên ngoài rất ít cho đến khi ung thư lan tràn. Vậy làm sao để nhận biết.


Bệnh ung thư tuyến tụy rất khó nhận biết, thường người bệnh vào giai đoạn cuối mới được phát hiện.

Dấu hiệu ban đầu


Theo TS.BS Ngô Xuân Sinh, cố vấn chuyên môn bệnh viện ung bướu Hưng Việt, nguyên Phó Giám đốc bệnh viện hữu nghị Việt Xô, cho biết tuyến tụy nằm gần với gan và có một phần chung với ống mật, túi mật. Bộ phận này rất ít dây thần kinh, do vậy một khối u trong tuyến tụy có thể phát triển lớn hơn mà chưa gây đau hoặc các triệu chứng khác. Chính vì vậy, dấu hiệu ban đầu của bệnh thường rất dễ bị bỏ qua.


Cụ thể, khi khối u phát triển trong tuyến tụy, nó sẽ bám vào rễ thần kinh gây đau ở vùng lưng, chủ yếu xuất hiện ở vùng bụng trên khi chúng ta ngồi thẳng lưng, đau nhiều hơn khi ăn uống.


Khối u phát triển ở đầu tuyến tụy sẽ gây nên vàng da. Trước khi phát hiện bệnh từ 6 đến 8 tháng, người bệnh sẽ bị sụt cân, chán ăn, thấy no do hoạt động sản xuất enzim tiêu hóa của tuyến tụy bị suy giảm, cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng.


Một số nghiên cứu của bệnh viện Mayo Clinic ( Hoa Kỳ ) cho thấy, 40% bệnh nhân ung thư tuyến tụy bị bệnh tiểu đường khoảng 1, 2 năm trước khi phát hiện khối u.


Dấu hiệu dễ nhận biết hơn cả là người bệnh thường xuyên có nước tiểu màu vàng sậm. Khi khối u phát triển làm tắt đường ra của bilirubin, khiến chất này không thể đi xuống ruột sẽ tích tụ lại trong máu, làm cho nước tiểu có màu vàng sậm.


Ngoài ra, đại tiện ra phân đen, ra máu hoặc phân nhớt, có mỡ do cơ thể không tiêu hóa được lipid, xuất huyết tiêu hóa cũng là dấu hiệu bạn đầu của căn bệnh ung thư tuyến tụy.


Phòng ngừa sớm nhất


Anh H. kể, trước đây anh có thói quen hút thuốc, nhậu nhiều. Bác sĩ điều trị cho anh cũng cho biết một trong những nguyên nhân khiến anh bị ung thư tụy là do hút thuốc.


Theo bác sĩ Sinh, nguyên nhân có thể dẫn đến ung thư tụy bao gồm hút thuốc lá, béo phì, tiểu đường và một số bệnh về gen hiếm gặp. Trong đó khoảng 25% ca mắc bệnh liên quan đến hút thuốc. Những người mắc bệnh tiểu đường mãn tính (trên 5 năm ) có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Việc thường xuyên dung nạp những thực phẩm có nhiều chất béo cũng là một yếu tố có nguy cơ gây ung thư tụy.


Do đó, chúng ta không nên hút thuốc lá, cần cải thiện bữa ăn hàng ngày, bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe như các loại củ chứa nhiều hợp chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.


Thường xuyên ăn các loại rau củ, trái cây có nhiều vitamin A, vi chất sắt như khoai lang, quả anh đào, rau chân vịt (cải bó xôi), tỏi đen…Những thực phẩm này rất có ích cho việc bảo vệ sức khỏe của tế bào tuyến tụy. Ngoài ra, cách phòng bệnh hiệu quả nhất chính là ăn uống đủ chất, sinh hoạt điều độ, thường xuyên tập thể thao.


Nghiên cứu cho thấy, các bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến tụy được phát hiện sớm thì tỉ lệ sống trên 5 năm tăng khoảng 20%. Do đó, cần theo dõi tình trạng sức khỏe một cách thường xuyên, chặt chẽ để phòng ngừa tốt nhất căn bệnh này.


Tú Anh/Báo Tin Tức
‘Xét nghiệm Dấu ấn sinh học’ có thể giúp chẩn đoán bệnh ung thư từ giai đoạn sớm
‘Xét nghiệm Dấu ấn sinh học’ có thể giúp chẩn đoán bệnh ung thư từ giai đoạn sớm

Khoảng 70% bệnh nhân ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn muộn, điều này dẫn đến việc điều trị rất khó khăn và khả năng sống sau 5 năm của bệnh nhân rất thấp.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN