Bước tiến mới trong điều trị ngực lồi cho bệnh nhi

Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhi Trung ương, đã cải tiến và áp dụng thành công đai nẹp ngực trong điều trị bệnh ngực lồi mà không cần phải phẫu thuật như trước đây.

Hình ảnh bệnh nhân ngực lồi. Ảnh: QD.

Theo TS.BS CKII Trịnh Quang Dũng, Trưởng Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh ngực lồi là hiện tượng biến dạng lồi của lồng ngực, đặc trưng là lồi quá mức xương sườn và ức.


Bệnh có thể xuất hiện ngay sau sinh, quá trình phát triển hoặc sau phẫu thuật can thiệp lồng ngực cho đến tuổi dậy thì. Đa số được phát hiện ngay từ lúc mới sinh, diễn tiến của bệnh nặng lên theo tuổi ; đến tuổi dậy thì thì bệnh diễn tiến nặng rất nhanh.


Bệnh nhân thường mệt khi gắng sức, đau ngực, khó thở, ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, làm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển thể chất, tâm sinh lý và chất lượng cuộc sống, điều trị bằng thuốc và tập vật lý trị liệu không hiệu quả.


“Trước đây, phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho những bệnh nhân ngực lồi từ mức độ trung bình đến nặng. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật có chi phí cao, thường để lại sẹo mổ lớn và tiềm tàng những nguy cơ có thể xuất hiện như: Dầy dính, co kéo, sẹo lồ, làm thay đổi dung tích thở…”, TS Trịnh Quang Dũng cho biết.

Hình ảnh đai nẹp ngực cải tiến tại khoa phục hồi chức năng. Ảnh: QD.

Nhằm tăng cường hiệu quả can thiệp và giảm thiểu chi phí trong điều trị bệnh ngực lồi, khoa Phục hồi chức năng đã cải tiến đai nẹp ngực để điều trị bệnh ngực lồi cho các bệnh nhi. Đây là là phương pháp can thiệp bảo tồn an toàn, tăng cường chức năng của cơ xương khớp lồng ngực, tránh được các hậu quả sau phẫu thuật có thể xuất hiện, đồng thời giảm giá thành, giảm chi phí cho gia đình bệnh nhi.


Theo TS Trịnh Quang Dũng, ban đầu, đai nẹp ngực được dùng cho bệnh nhi tại khoa Phục hồi chức năng có khung cố định không chặt, dễ di động điểm tỳ đè ở trẻ nhỏ, bề mặt tiếp xúc hẹp, khó khăn trong việc đeo tháo, được sản xuất hàng loạt với nhiều loại kích cỡ và giá thành cao.


Sai khi được các chuyên gia nhi khoa Phục hồi chức năng cải tiến, đai nẹp ngực đã trở lên dễ sử dụng hơn với cấu tạo là hai tấm nhựa hoặc kim loại mặt trước và sau lồng ngực, cùng bộ phận liên kết, đai dính, khóa. Phần đệm tạo áp lực nắn chỉnh biến dạng. Bề mặt tiếp xúc rộng đảm bảo dàn đều lực tỳ đè, đai kiểm soát theo các vị trí giúp định vị nẹp tốt hơn trong quá trình đeo nẹp, tăng lực nắn chỉnh mà vẫn đảm bảo an toàn và được chế tạo riêng cho từng bệnh nhân, chi phí thấp, thành phẩm có sẵn, dễ kiếm. Nhờ vậy, người bệnh dễ dàng đeo tháo, chủ động điều chỉnh đai nẹp ngực, 100% số trẻ cải thiện tốt sau 12 - 18 tháng điều trị.

Bệnh nhân trước và sau điều trị

Việc cải tiến thành công thiết bị đai nẹp ngực được đánh giá là một bước tiến mới trong điều trị bệnh ngực lồi cho bệnh nhi đến khám chữa bệnh của Bệnh viện nhi Trung ương. Chính vì vậy, “Đai nẹp nắn chỉnh biến dạng lồng ngực ở trẻ em” đã được hội đồng kỹ thuật đánh giá cao, đạt giải nhì Hội thao kỹ thuật sáng tạo tuổi trẻ ngành y tế khu vực Hà Nội lần thứ XXVII năm 2017.

Phương Liên/Báo Tin Tức (ghi)
40 y, bác sỹ cứu sống một bệnh nhi mắc bệnh tim bẩm sinh phức tạp
40 y, bác sỹ cứu sống một bệnh nhi mắc bệnh tim bẩm sinh phức tạp

Một thai nhi 36 tuần tuổi dọa tử vong do bị tim bẩm sinh vừa được 40 y, bác sỹ của Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 2 (Thành phố Hồ Chí Minh) mổ lấy con trong bụng mẹ và đặt máy tạo nhịp tim nhân tạo cứu sống.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN