06:23 02/06/2015

Sự khởi sắc của kinh tế vĩ mô Việt Nam

Trước khi cuộc khủng hoảng tài chính 2008 bùng nổ, khi mà các nền kinh tế khác vẫn trong tình trạng trì trệ, Việt Nam đã có thời kỳ hoàng kim với tăng trưởng hơn 8%.

Sau những ảnh hưởng sâu sắc của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008, nền kinh tế thế giới vẫn chưa thực sự phục hồi. Điều đó có thể thấy được qua sự phục hồi chậm của các nền kinh tế hàng đầu.

Trước khi cuộc khủng hoảng tài chính 2008 bùng nổ, khi mà các nền kinh tế khác vẫn trong tình trạng trì trệ, Việt Nam đã có thời kỳ hoàng kim với tăng trưởng hơn 8%.

Một dây chuyền may hàng xuất khẩu. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN


Đến khi những tác động của cuộc khủng hoảng này bắt đầu gây ảnh hưởng thì nền kinh tế Việt Nam cũng như những nền kinh tế khác đã phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách. Những rào cản này đã kéo thành tích kinh tế Việt Nam xuống mức tăng trưởng bình quân khoảng 5%.

Đến nay, khi nền kinh tế thế giới vẫn đang phục hồi một cách chậm chạp, thì với kinh tế Việt Nam lại là một câu chuyện khác.

Chính phủ Việt Nam đã tận dụng mọi nguồn lực hiện có để chèo lái con thuyền kinh tế thoát khỏi nhũng tình thế nguy hiểm và đã ra khỏi vùng ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, với một mức tăng trưởng khá là 6.03% trong quý I năm 2015. Trong khi đó, làm phát được kiềm chế tốt, chỉ tăng nhẹ khoảng 0,04% trong 4 tháng đầu năm nay.

Thị trường tài chính đang khỏe mạnh với việc các ngân hàng thương mại có tính thanh khoản ổn định. Đồng thời, thị trường chứng khoán của Việt Nam đang trên đà phục hồi, được đảm bảo bằng chỉ số P/E thấp trong quý I/2015 so với các thị trường khác trong khu vực.

Bốc xếp hàng hóa tại cảng Tiên Sa (Đà Nẵng). Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN


Thị trường bất động sản cũng bật trở lại sau thời kỳ trì trệ vì ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, với tổng số giao dịch bất động sản trong 4 tháng đầu năm tăng gấp ba so với cùng kỳ năm ngoái. Sức sống mới cũng được thổi vào khu vực sản xuất công nghiệp với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2014.

Thị trường nội địa với hơn 90 triệu dân đang là nguồn cầu hứa hẹn cho hàng hóa, điều này được thể hiện rõ ở việc chỉ số PMI tăng 2,8 điểm lên 53,5 điểm. Đây thực sự là một thị trường đầy tiềm năng cho đầu tư trong viễn cảnh các nền kinh tế khu vực và thế giới không mấy sáng sủa.

Để có được tất cả những thành tựu kinh tế như vậy phải kể đến sự điều hành hợp lý của Chính phủ Việt Nam thông qua các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô. Các nhà hoạch định chính sách đã nắm bắt và kiểm soát tốt diễn biến của nền kinh tế.

Trong khi đó, cả bộ máy Chính phủ đã thực thi những biện pháp hợp lý để đối phó với những tác động tiêu cực của sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế toàn cầu. Chính phủ Việt Nam đã cố gắng không mệt mỏi trong việc cải cách toàn diện các doanh nghiệp nhà nước thông qua chương trình cổ phần hóa sâu rộng.

Nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước làm ăn kém hiệu quả đã bị giải thể để tạo nguồn lực và sân chơi công bằng cho cạnh tranh. Công tác quản lý nợ công đã được điều chỉnh cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, tạo một triển vọng an toàn cho nền kinh tế.

Nông dân Thanh Hóa trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGap. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN.


Các tổ chức tài chính và kinh tế thế giới từ Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), đến Ngân hàng HSBC đều đánh giá cao sức khỏe và sự bền vững của nền kinh tế Việt Nam.

Tương lai tươi sáng của nền kinh tế còn được đảm bảo hơn khi các tổ chức này dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng của khu vực và là một thị trường hứa hẹn đối với đầu tư.

Với chính sách theo hướng sẵn sàng đưa ra các cải cách phù hợp thực tiễn, Việt Nam sẽ tiếp tục hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới trên cơ sở tôn trọng các thông lệ và nguyên tắc quốc tế, điều này sẽ mang lại cho các nhà đầu tư nước ngoài những điều kiện thuận lợi hơn trong kinh doanh tại đây.
Đức Anh (Diplomatic Society)