11:12 29/11/2014

Siêu chiến đấu cơ mới của Nga có khiến phương Tây lo sợ?

Máy bay chiến đấu tàng hình Sukhoi T-50 PAK-FA của Nga có thể sẽ là đối thủ đáng gờm đối với chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Mỹ như Lockheed Martin F-22 Raptor và F-35 Joint Strike Fighter.

Máy bay chiến đấu tàng hình Sukhoi T-50 PAK-FA của Nga có thể sẽ là đối thủ đáng gờm đối với chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Mỹ như Lockheed Martin F-22 Raptor và F-35 Joint Strike Fighter. Thực tế, trong một số tính năng, máy bay chiến đấu mới của Nga sẽ vượt trội hơn các máy bay do Mỹ chế tạo, nhưng PAK-FA không phải là không có điểm yếu.

Phát biểu với tờ National Interest, cựu Giám đốc cơ quan tình báo Không quân Mỹ, Trung tướng Dave Deptula nói: “Theo phân tích, PAK-FA được thiết kế khá tinh vi, ít nhất là tương đương, thậm chí có một số điểm vượt trội hơn so với máy bay thế hệ 5 của Mỹ. Máy bay này có sự linh hoạt tốt hơn nhờ kết hợp lực đẩy vector, tất cả các mặt đuôi đều có thể chuyển động và thiết kế khí động học tuyệt vời hơn hẳn F-35”.

Siêu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Nga.


Thực vậy, PAK-FA dường như được tối ưu hóa cho vai trò chiến ưu thế trên không giống như F-22 hơn là đa năng, tối ưu hóa tấn công như F-35. Giống như máy bay chiến đấu F-22 Raptor, PAK-FA được thiết kế để bay cao và nhanh để truyền tối đa năng lượng phóng cho kho tên lửa không đối không của nó, tăng tầm đáng kể cho những tên lửa này.

Theo một quan chức quân sự cấp cao có kinh nghiệm chuyên sâu về các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ, với thiết kế thông minh, PAK-FA dường như chắc chắn cạnh tranh so với Raptor.

Cũng giống như F-22, động cơ của máy bay của Nga được cho là có khả năng giúp nó đạt tốc độ siêu thanh trong khoảng thời gian dài hơn – có thể nhanh hơn Mach 1,5 (gấp 1,5 lần tốc độ âm thanh). Tốc độ tối đa của chiếc máy bay này có thể lớn hơn 2 Mach. Tuy nhiên, không giống như máy bay thế hệ 5 của Mỹ, PAK-FA tập trung hạn chế vào khả năng tàng hình mà chỉ nhấn mạnh vào khả năng cơ động.

Máy bay này của Nga hiện đang được cung cấp lực bởi các phiên bản sửa đổi của động cơ Su-30 Flanker có tên Izdeliye 117 hoặc AL-41F1. Động cơ này tạo ra khoảng 15.000 tấn sức đẩy. Tuy nhiên, việc sử dụng động cơ này sẽ không phù hợp vì nếu bay xa nó rất nóng. Dự kiến đến năm 2020, PAK-FA sẽ được thay thế bằng động cơ mới Izdeliye 30. PAK-FA cũng được trang bị bộ hệ thống điện tử mạnh mẽ, vốn được cải tiến từ hệ thống của loạt máy bay Flanker Sukhoi.

Hơn nữa, có thể PAK-FA cũng được trang bị các hệ thống radar tần số L, có khả năng phát hiện ra những chiến đấu cơ tàng hình đã định cỡ. Trong khi radar tần số L không cho phép PAK-FA nhằm vào một máy bay tàng hình thì nó lại cho phép phi công tập trung vào những bộ phận cảm biến khác của máy bay này tại một khu vực cụ thể trên bầu trời. Bên cạnh radar và các biện pháp hỗ trợ điện tử, PAK-FA còn được trang bị thiết bị có khả năng tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại.

Trong khi người Nga đã thực hiện bước nhảy vọt về các khả năng cảm biến, các máy bay của Mỹ vẫn giữ lợi thế về mặt cảm biến và dữ liệu, điều rất quan trọng đối với chiến tranh hiện đại. “Câu hỏi thực sự đặt ra ở đây là liệu Nga có thể đạt được cấp độ tương tự về sự kết hợp dữ liệu và khả năng kết nối mạng như của F-22A và F-35 hay chưa?”, ông Deptula đặt nghi vấn.

Máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ.


Thực tế, PAK-FA thiếu một sự kết hợp cảm biến thực thụ kết nối dữ diệu toàn diện mà các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Mỹ mắc phải. Các nhà chiến lược Mỹ đang hướng tới một phương pháp tiếp cận, theo đó mỗi máy bay hoặc tàu chiến nổi có thể đóng vai trò như là một hệ thống cảm biến cho bất kỳ máy bay chiến đấu, tàu chiến, phương tiện mang theo vũ khí nào. Máy bay rời bệ phóng có thể sẽ không cần định hướng vũ khí khi nó được khai hỏa. Hải quân Mỹ đã triển khai một hệ thống gọi là NIFC-CA (Naval Integrated Fire Control-Counter Air) có thể thực hiện được điều này. Không quân Mỹ cũng đang làm điều tương tự.

Tuy có nhiều lợi thế nhưng PAK-FA cũng dễ bị tổn thương. Người Nga thường không có nhu cầu để chiến đấu bên trong một hệ thống phòng không tích hợp hiện đại, phức tạp như các máy bay của Mỹ. Như vậy, trong khi PAK-FA không có tính năng tàng hình, nó ít nhấn mạnh vào công nghệ quan sát thấp hơn F-22 hay F-35.

Để đánh giá toàn diện PAK-FA trước khi nó được tung ra là một điều khó khăn ngay cả đối với những người được tiếp xúc với dữ liệu tình báo quân sự. “Thật khó để nói cho đến khi PAK-FA được đưa vào sản xuất. Tôi nghi ngờ việc chúng ngang ngửa với các chiến đấu cơ thế hệ 5 của chúng tôi, nhưng chúng có thể vượt qua các chiến đấu cơ thế hệ 4 như F-15, F-16", một quan chức cấp cao của Không quân Mỹ nói.

"Trong tương lai - khi hiệu suất khí động học sẽ tiếp tục là vấn đề quan trọng - tốc độ, tầm hoạt động và tải trọng là cần thiết hơn so với khả năng cơ động. Thậm chí điều quan trọng hơn là khả năng chia sẻ dữ liệu ở khắp nơi của chúng tôi đã đến một cấp độ mà có thể giúp chúng tôi có lợi thế trong việc đưa ra những quyết định nhanh hơn so với bất kỳ đối thủ nào khác", ông Deptula kết luận.


Công Thuận (N.I)