Vì sao Lầu Năm Góc 'ỉm' thông tin về hàng nghìn cuộc không kích?

Nhà phân tích chính trị Alexander Khrolenko của RIA Novosti đã có bài viết lý giải lý do tại sao Lầu Năm Góc ỉm thông tin về hàng nghìn cuộc không kích ở Trung Đông.

Mỹ đã ỉm thông tin về hàng nghìn cuộc không kích ở Trung Đông. Ảnh: AFP

Tờ The Military Times ngày 5/2 tiết lộ quân đội Mỹ đã "ỉm" việc thực hiện hàng nghìn cuộc không kích chết người trong nhiều năm qua ở các nước Trung Đông như Iraq, Syria và Afghanistan sau khi phát hiện sự khác biệt lớn trong dữ liệu từ một nguồn mở do Không lực Mỹ duy trì với các tóm tắt công khai về các chiến dịch được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố trên trang web chính thức.

Cụ thể, hồi năm ngoái, Washington đã tiến hành ít nhất 456 cuộc không kích ở Afghanistan mà không được lưu lại trong cơ sở dữ liệu của Không quân Mỹ. Những cuộc không kích này do các máy bay trực thăng và máy bay không người lái của tiến hành.

Chênh lệch lớn nhất là việc thông tin về khoảng 6.000 cuộc không kích của liên quân. Tóm tắt của Không lực Mỹ cho thấy có 23.740 cuộc không kích của liên quân đến hết năm 2016 ở Iraq và Syria trong khi trang web của Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ liệt kê 17.861 cuộc không kích đến hết ngày 31/1/2017.

Trong bài báo đăng trên RIA Novosti, nhà phân tích chính trị Alexander Khrolenko cung cấp những lý do tại sao Bộ Quốc phòng Mỹ giữ những thông tin này bí mật.

“Việc giữ bí mật, bóp méo sự thật thay che giấu thông tin có những tác động tài chính nhất định... Lầu Năm Góc tiết lộ phí tổn doanh thu cho mỗi chiến dịch quân sự đang diễn ra, nhưng số liệu đó chưa được phân tách đến số lần xuất kích của máy bay Mỹ và số vũ khí mang theo. Hãy xem xét việc các trực thăng Apache có thể mang theo nhiều loại vũ khí, bao gồm tên lửa Hellfire trị giá 99.600 USD mỗi quả, theo con số của AeroWeb…”, bài báo viết.

Theo bài báo của ông Khrolenko, một cuộc không kích có thể có sự tham gia của nhiều máy bay và tấn công vào nhiều mục tiêu, sử dụng nhiều bom, tên lửa, rocket và băng đạn. Một cuộc không kích cũng có thể bao gồm các cuộc xuất kích tấn công các mục tiêu định trước và các cuộc tấn công yểm trợ.

Ngoài ra, có thể có sự tham gia của các máy bay chiến đấu, trực thăng tấn công, máy bay không người lái cùng các loại vũ khí được trang bị cùng…

Trong khi đó, với lý do chính sách của Mỹ, các quan chức quân đội ở Mỹ và ở Baghdad từ chối xác định loại máy bay chiến đấu Mỹ tiến hành các cuộc không kích ở Iraq và Syria cũng như sẽ không cung cấp các thành tố góp mặt trong các cuộc không kích.

Theo ông Khrolenko, trong mỗi nhiệm vụ không kích, có hàng triệu USD Mỹ bay trên bầu trời.

Ngoài ra, nếu các quả tên lửa được sử dụng nhưng không được kê khai, quan chức địa phương có thể mang bán cho các đồng minh ở Trung Đông hay châu Phi vốn có nhu cầu cao với vũ khí Mỹ nhằm phục vụ lợi ích chung và không thông qua quy trình.

Ông Khrolenko cũng chỉ ra rằng, Bộ Tư lệnh Mỹ ở châu Phi đã che đậy nhiều chiến dịch quân sự chống chủ nghĩa khủng bố trên toàn châu lục, bao gồm Libya và Somalia. “Danh sách giá cả bị che đậy, thất thoát không được công bố”.


Nhà phân tích chính trị này còn đề cập đến báo cáo của một cơ quan giám sát của Anh, từng tiết lộ Lầu Năm Góc đã chi hàng trăm triệu USD cho các chiến dịch PR giả, trong đó công ty PR Bell Pottinger có trụ sở ở London đã chi trên 500 triệu USD từ tiền thuế Mỹ cho một chiến dịch quảng bá tuyệt mật ở Iraq.

Tháng 10 năm ngoái, Bell Pottinger tiết lộ đã làm các đoạn video giả danh al-Qaeda và cũng dựng lên những câu chuyện mới giả danh truyền thông Arab rồi phát tán các sản phẩm giả này thông quan mạng lưới thông tin Trung Đông.

Các đoạn video này được đích thân tướng David Patraeus, vào thời điểm đó là tư lệnh của lực lượng liên quân do Mỹ cầm đầu ở Iraq, thông qua. Trong một số trường hợp, các sản phẩm này còn được Nhà Trắng đặt bút ký.

Để hiểu quy mô về thông tin chiến tranh của Mỹ ở Trung Đông, ông Khrolenko cho rằng cần nhớ có đến 40 công ty PR làm việc trong khu vực trong khoảng thời gian từ 2006 – 2008.

Vì vậy, theo ông, “kinh tế ngầm” của Lầu Năm Góc cùng những dữ liệu khác thường của các chuyến bay quân sự lẫn số lượng vũ khí được sử dụng có một ý nghĩa thực tiễn: “Chúng giúp che đậy tất cả những thông tin không mong muốn và lan tỏa thông tin giả cần thiết”.

Vũ Anh
Quân đội Mỹ 'ỉm đi' hàng nghìn cuộc không kích
Quân đội Mỹ 'ỉm đi' hàng nghìn cuộc không kích

Lầu Năm Góc đã không công bố con số lên tới hàng nghìn cuộc không kích mà quân đội Mỹ đã thực hiện trong nhiều năm qua nhằm vào phiến quân tại Iraq, Syria và Afghanistan.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN