Tàu đệm khí Nga tái xuất đầy uy lực

Nga sẽ tái sản xuất tàu đổ bộ đệm khí với khả năng ưu việt hơn, có thể hoạt động tích cực trên các địa hình từ trên mặt nước, đầm lầy cho đến trên bộ (video dưới). 





Hải quân Nga đang ấp ủ việc tái khởi động sản xuất hai loại tàu đổ bộ đệm khí (LCAC) được trang bị vũ khí và động cơ tối tân hơn.

Hãng tin RIA Novosti dẫn lời lãnh đạo của trung tâm thiết kế hàng hải Almaz cho biết: “Chúng tôi đã sẵn sàng cho dự án mới của LCAC, hiện chúng tôi đã hoàn tất thiết kế hỏa lực và động cơ”.

Hai dự án 12322 Zubr (được NATO gọi là "Pomornik") và 12061 Murena (được NATO gọi là "Tsaplya") này có trang bị các động cơ Ukraine nhưng Nga hoàn toàn có khả năng thay thế chúng bằng hệ thống động cơ của nước này.

Tàu đổ bộ đệm khí Zubr được coi là lớn nhất trên thế giới, một Zubr có thể vận chuyển 3 xe tăng hoặc 10 xe bọc thép cùng 500 binh sĩ. Ngoài ra các tàu đổ bộ này còn được trang bị súng máy, hệ thống phòng không, rocket và tên lửa. Điểm đặc biệt hơn là Zubr còn có khả năng đặt mìn.

Những chiếc Murena có thể chuyển hai xe bọc thép cùng một xe tăng kích cỡ trung bình hoặc 130 binh sĩ. Murena được trang bị vũ khí phòng không Igla MANPADs và mìn.


Hà Linh (Theo Sputnik)
Người phát minh ra tàu đệm khí hoàn chỉnh đầu tiên
Người phát minh ra tàu đệm khí hoàn chỉnh đầu tiên

Trong đời sống ngày nay, tàu đệm khí là một phương tiện không thể thiếu trong nhiều hoạt động của con người vì những tính năng ưu việt của nó. Và người đã phát minh ra chiếc tàu đệm khí hoàn chỉnh đầu tiên cả về mặt kỹ thuật lẫn thương mại là kỹ sư người Anh Christopher.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN