Siêu tàu sân bay của Mỹ khiến Nga, Trung Quốc 'lạnh gáy'

Siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford của được trang bị công nghệ cùng các hệ thống vận hành mới, giúp tàu có thể tăng số lượt máy bay xuất kích và hạ cánh, giảm khối lượng công việc do con người thực hiện và tăng khả năng sống sót trước những mối đe dọa.

Tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc, Liêu Ninh, đã trải qua vài tuần tiến hành các hoạt động ở Biển Đông. Chiếc tàu sân bay này cũng đã đi qua eo biển Đài Loan, điều mà một số nhà quan sát cho rằng đây như là một "thông điệp đe dọa" nhà lãnh đạo Đài Loan (Trung Quốc) Thái Anh Văn.

Tất nhiên, bà Thái đã đặt ra "cảnh báo đỏ" về ngoại giao khi bà gọi điện cho ông Donald Trump để chúc mừng ông được bầu làm tổng thống - và Tổng thống đắc cử Mỹ cũng đã có cuộc gọi lại trong những gì mà Bắc Kinh coi là một sự vi phạm chính sách "một Trung Quốc" kể từ năm 1979.

Siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford của Mỹ: Ảnh: US Navy

Nhưng nếu Trung Quốc có ý định thể hiện sức mạnh hải quân, quân đội Mỹ có thể có lý do để đưa ra một lời cảnh báo nhẹ nhàng. Hải quân Mỹ vừa tuyên bố rằng sau vài lần trì hoãn, siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford trị giá 13 tỷ USD - tàu sân bay tiên tiến nhất và đắt đỏ nhất được chế tạo - sẵn sàng được bàn giao vào tháng 4 tới.

USS Gerald R. Ford sẽ là chiếc đầu tiên của lớp tàu sân bay mới được xây dựng như là phần của chương trình trị giá 40 tỷ USD và sẽ là một trong 9 tàu mới mà Hải quân Mỹ được bổ sung năm 2017, trong đó có 4 tàu chiến đấu ven biển, 2 tàu khu trục và 2 tàu ngầm.

Tàu sân bay này được thiết kế để trang bị máy bay chiến đấu F-35, sẽ là sự thay đổi cuộc chơi nếu các quốc gia khác có tàu sân bay "đúng nghĩa". 

Trong khi đó, Đô đốc Kuznetsov, tàu sân bay duy nhất của Nga thường xuyên gặp phải vấn đề kỹ thuật khi hoạt động. Hàng không mẫu hạm này dành thời gian ở cảng và xưởng sửa chữa nhiều hơn trên biển. Vấn đề lớn nhất đối với tàu sân bay Kuznetsov chính là hệ thống động lực gồm các nồi hơi. Mỗi lần ra biển, luôn có một tàu kéo đi cùng phòng trường hợp động cơ của Kuznetsov gặp trục trặc. Mỗi khi vận hành, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov luôn xả cột khói đen bốc cao hàng chục mét. Nguyên nhân chính của vấn đề chính là hệ thống nồi hơi rỉ sét và gần như không được bảo trì. 

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford dự kiến được biên chế cho hải quân Mỹ vào năm 2014, tuy nhiên việc chạy thử trên biển bộc lộ nhiều trục trặc về kỹ thuật, khiến việc bàn giao con tàu này nhiều lần bị trì hoãn. Báo cáo của Cơ quan Kiểm tra và Đánh giá (DOTE) thuộc hải quân Mỹ năm 2016 xác định hệ thống phóng điện từ (EMALS) lắp đặt trên tàu đã tạo ra lực tác động quá lớn đến máy bay, khiến hải quân chưa thể triển khai các tiêm kích hạm F/A-18 và máy bay tấn công điện tử EA-18G lên tàu.

Theo Đại úy Jesus Uranga thuộc Văn phòng Thông tin Hải quân Mỹ, tàu sân bay khổng lồ này có thể chở hơn 4.500 người và có trọng lượng lên đến khoảng 100.000 tấn. USS Gerald R. Ford là chiếc đầu tiên xuất xưởng trong số các tàu sân bay lớp Ford mà Mỹ đang đóng, dự kiến thay thế một số tàu sân bay lớp Nimitz mà hải quân đang sử dụng.

Thoạt nhìn, cả hai lớp tàu sân bay kể trên có thân tàu giống nhau nhưng thực tế, tàu sân bay lớp Ford sở hữu hàng loạt cải tiến về công nghệ nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động cũng như giảm chi phí vận hành. Thay vì dùng hệ thống phóng máy bay bằng hơi nước như hiện nay, siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford sẽ sử dụng hệ thống phóng điện từ (EMALS) có trọng lượng nhẹ hơn và chiếm ít không gian hơn.

Với những thay đổi, nâng cấp về công nghệ và vũ khí tối tân, siêu tàu sân bay Gerald R. Ford sẽ có sức mạnh đáng gờm, giúp Mỹ giữ thế thượng phong trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc, Nga cũng như các nước khác.
Công Thuận (Fiscal Times)
7 quốc gia 'e ngại' Donald Trump làm tổng thống Mỹ nhất
7 quốc gia 'e ngại' Donald Trump làm tổng thống Mỹ nhất

Dưới đây là một số quốc gia sẽ "mất ăn mất ngủ" khi ông Trump chính thức bước vào Nhà Trắng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN