ĐNA tăng chi quốc phòng nhưng không chạy đua vũ trang

Indonesia đang mua tàu ngầm của Hàn Quốc, hệ thống radar bờ biển của Trung Quốc và Mỹ. Trong khi đó, Singapore trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ 5 trên thế giới.
 
Cùng với những thành tựu kinh tế, những lo lắng về an ninh khu vực khiến các nước Đông Nam Á tăng chi tiêu cho quốc phòng.Cùng với sự phát triển về kinh tế, chi tiêu cho quốc phòng của Đông Nam Á tăng 42% trong giai đoạn từ 2002-2011.
 
James Hardy, biên tập của tạp chí IHS Jane’s Defense Weekly tại khu vực Thái Bình Dương nhận định: “Sự phát triển kinh tế đang buộc các quốc gia này phải chi thêm tiền cho quốc phòng để bảo vệ nguồn đầu tư, các tuyến hàng hải và những khu vực đặc quyền kinh tế. Xu hướng chủ đạo của các nước này là đầu tư cho việc trinh thám và tuần tra bờ biển và biển”.
 
Danh sách các loại vũ khí được các nước Đông Nam Á quan tâm nhiều nhất là tàu chiến, tàu tuần tra, radar, máy bay chiến đấu, tàu ngầm, tên lửa đối hạm-những loại vũ khí đặc biệt hiệu quả trong việc bảo vệ các tuyến hàng hải.
 
Nhiều thập kỉ qua, hầu hết các nước Đông Nam Á ít chi tiền cho vũ khí, ngoại trừ mua thêm súng và xetăng.
 
 
Tàu ngầm lớp Kilo là sự lựa chọn của Việt Nam

 

Tuy nhiên, gần đây, Malaysia đã mua 2 tàu ngầm Scorpene và Việt Nam mua 6 tàu ngầm lớp Kilo từ Nga. Thái Lan dự định mua tàu ngầm và máy bay chiến đấu Gripen của Thụy Điển cùng tên lửa chống hạm RBS-15F của Saab.

 

Singapore đầu tư mua máy bay chiến đấu F-15SG của Boeing và 2 tàu ngầm lớp Archer của Thụy Điển, thêm vào 4 chiếc tàu ngầm lớp Challenger và hải quân vốn đã mạnh của nước này.

 

Indonesia, với hơn 54.700 km đường bờ biển và nhiều tuyến hàng hải quan trọng, đã có 2 tàu ngầm và định mua thêm 3 chiếc từ Hàn Quốc. Họ cũng bàn bạc với các công ty Trung Quốc để mua tên lửa chống hạm C-705, C-802sau khi đã thử nghiệm tên lửa Yakhont của Nga năm 2011.

 

Các nhà phân tích cho rằng, đây không phải là một cuộc chạy đua vũ trang bởi những động thái mới là do các sự kiện tại Đông Nam Á, những cuộc tranh cãi kéo dài giữa các nước láng giềng và mong ước hiện đại hóa quân sự khi có tiền.

 

Máy bay chiến đấu F-15SG của Không quân Singapore

 

Ian Storey, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á cho rằng: những động thái mới không có tính chiến lược ổn định.

 

SIPRI cho rằng Indonesia, Campuchia và Thái Lan đang là những nước dẫn đầu trong việc tăng ngân sách quốc phòng (khoảng từ 66-82% trong giai đoạn 2002-2011).

 

Tuy vậy, Singapore, một nước nhỏ bé nhưng lại có cảng biển sầm uất thứ nhì thế giới, lại là trung tâm tài chính và là bồn dầu, khí và các sản phẩm dầu khí, mới là “đại gia” chi tiền nhiều nhất cho quốc phòng.(Singapore chi 9,66 tỉ, Thái Lan là 5,52 tỉ, Indonesia 5,42 tỉ, Malaysia 4,54 tỉ cho ngân sách quốc phòng).

 

Trong khi ngân sách quốc phòng của các quốc gia phương Tây chịu nhiều áp lực thì châu Á lại tỏ ra là một khách hàng nhiều tiềm năng.

 


Lockheed Martin và Boeing hy vọng nguồn thu tạo châu Á-Thái Bình Dương sẽ chiếm 40% lợi nhuận nước ngoài của hãng.

 

Ngoài những đối tác truyền thống, nhiều quốc gia Đông Nam Á đang đa dạng hóa nhà cung cấp vũ khí của mình, trong đó có cả những công ty trong nước.

 

 

Theo baodatviet

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN