5 vũ khí uy lực nhất của Hải quân Nhật Bản

Lực lượng Phòng vệ Hải quân Nhật Bản hiện đại (MSDF), được thành lập trong những năm 1950, là kết quả của những bài học rút ra trong Chiến tranh Thế giới II, khi sự phong tỏa của Mỹ đã khiến cho nạn đói tại nước này lan rộng và kinh tế suy giảm. Trước đây, MSDF tập trung nhiều vào việc tác chiến chống tàu ngầm và tác chiến chống mìn. Tuy nhiên, Chiến tranh Lạnh kết thúc đã làm điều đó thay đổi ít nhiều.

Việc Hải quân Trung Quốc (PLAN) tăng cường sức mạnh trong thời gian gần đây tạo động lực để MSDF thực hiện những thay đổi mang tính dài hạn. Để đối phó với vấn đề trên, MSDF đang đầu tư vào các tàu chiến lớn hơn và có năng lực tốt hơn. Kết quả cuối cùng là nhằm giúp MSDF tăng năng lực phòng thủ trong khi vẫn có khả năng hỗ trợ các đồng minh và bảo vệ lợi ích của Nhật Bản ở nước ngoài. Dưới đây là 5 loại vũ khí nguy hiểm nhất của MSDF hiện nay.

Tàu tuần tra lớp Hayabusa


6 chiếc tàu tuần tra tốc độ cao lớp Hayabusa là phiên bản duy nhất được biên chế cho MSDF. Tương tự như các tàu chiến đấu duyên hải "Streetfighter" của Hải quân Mỹ, chúng là loại chiến hạm duy nhất của Nhật Bản có lượng giãn nước dưới 2.500 tấn. Thuộc lớp tàu chiến đấu hạng nhẹ, Hayabusa là một trong những chiến hạm có uy lực nhất trong lực lượng hải quân Nhật Bản.

Kích thước nhỏ và khả năng cơ động linh hoạt cho phép Hayabusa ẩn náu trong các chuỗi đảo và bờ biển của Nhật Bản, tiến hành các cuộc tấn công tên lửa theo chiến thuật vừa đánh vừa di chuyển (hit and run) nhằm vào các tàu cỡ lớn hơn của đối phương.

3 tuabin khí General Electric GM500 cho phép Hayabusas đạt tốc độ tối đa khoảng 24m/giây. Thay vì sử dụng cánh quạt truyền thống, loại tàu này được cung cấp lực bởi 3 động cơ đẩy phản lực, theo đó giúp tăng khả năng cơ động, cải thiện hiệu suất hoạt động ở những khu vực nước nông và phát ra tín hiệu cảm biến thấp hơn.

Mặc dù có kích thước nhỏ, tàu chiến lớp Hayabusa vẫn được trang bị khá đầy đủ các loại vũ khí tấn công. Trên tháp pháo tàng hình là một khẩu súng OTO Melara 76mm, vốn rất phổ biến trong lực lượng hải quân các phương Tây và có khả năng tấn công các mục tiêu nổi. Nó cũng được trang bị 4 tên lửa chống tàu SSM-1B và 2 khẩu súng máy.

Nhược điểm chính của Hayabusas là thiếu vũ khí phòng thủ. Hệ thống phòng thủ chính là các hệ thống Mark 36 SRBOC và hệ thống phóng vật nghi trang. Mark 36 có khả năng phóng các vật liệu (để đánh lừa các tên lửa có radar dẫn đường) hoặc mồi bẫy hồng ngoại (để đánh lừa các tên lửa định hướng bằng hồng ngoại). Khẩu súng cỡ nòng 76mm có thể được sử dụng chống lại máy bay và tên lửa nhưng không phải là lý tưởng để thực hiện nhiệm vụ này.

Tàu khu trục Aegis lớp Atago



Các tàu khu trục lớp Atago là vài trong số các chiến hạm nổi tốt nhất trên thế giới. Được thiết kế giống như tàu khu trục Flight IIA Arleigh Burke của Mỹ, Atago có khả năng tấn công các mục tiêu trong phạm vi ở rất xa trên không trung tới tác chiến chống tàu ngầm rất tốt.

Phần quan trọng nhất của Atago là sự kết hợp giữa hệ thống radar SPY-1D Aegis với tên lửa đối không SM-2. Hệ thống chiến đấu Aegis có khả năng phát hiện các mối đe dọa từ trên không với bán kính lên đến 160km, từ các mục tiêu là tên lửa hành trình để máy bay tầm cao, và có khả năng đối phó với các cuộc tấn công hàng loạt từ các mục tiêu này. Điều này giúp cho Atago, giống như các tàu tuần dương lớp Ticonderoga và tàu khu trục lớp Burke Arleigh của Mỹ, trở thành loại vũ khí phòng không chính của bất cứ lực lượng đặc nhiệm hải quân nào.

Atago còn có một khẩu súng Mark 45 5-inch gắn trên tháp pháo tàng hình. Vũ khí này có thể tấn công các mục tiêu nổi, hỗ trợ hỏa lực và đánh chặn máy bay cũng như tên lửa của đối phương. Atago cũng có thể săn lùng và tiêu diệt tàu ngầm đối phương thông qua hệ thống tác chiến AN/SQQ-89. Đây là sự kết hợp giữa một hệ thống cảm biến chủ động/thụ động với ngư lôi ASROC. Hệ thống này cũng có thể nhận và kết hợp với dữ liệu từ máy bay trực thăng SH-60J/K mà mỗi tàu lớp Atago thường mang theo ít nhất một chiếc. Giống như các tàu nổi của Mỹ, tàu khu trục này của Nhật cũng được trang bị thêm các ngư lôi chống tàu ngầm ở cự ly gần.

Ngoài ra, nó còn được trang bị 8 tên lửa chống tàu SSM-1B. Tương tự như tàu lớp Harpoon của Mỹ, SSM-1B có một hệ thống định vị/ radar tìm kiếm chủ động và có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách lên đến 180 km. Tên lửa này mang theo đầu đạn có sức công phá cao tương đương với 255 kg thuốc nổ mạnh.

Tàu đổ bộ lớp Osumi


3 tàu đổ bộ xe tăng lớp Osumi đang được biên chế trong hạm đội vận tải đổ chuyên dụng của Nhật Bản. Mặc dù loại tàu này giống như tàu sân bay nhỏ, với chiều dài boong tàu là 130 m, nhưng nó không được thiết kế để chứa máy bay hay bất kỳ một phương tiện hỗ trợ hàng không nào.

Sự hiện diện của các tàu đổ bộ xe tăng trong MSDF gây sự tò mò khi Nhật Bản đã từ bỏ hình thức tác chiến đổ bộ vì đây là một năng lực tấn công và đó là khả năng quân sự bị cấm. Tuy nhiên, Nhật Bản là một quốc gia có 4 hòn đảo chính và hàng trăm đảo nhỏ hơn, vì vậy tàu đổ bộ lớp Osumi sẽ là hữu ích để vận chuyển xe tăng và xe bọc thép từ nơi này đến nơi khác.

Tàu lớp Osumi có thể mang theo 1.400 tấn hàng hóa, 14 xe tăng chiến đấu Type 90 hoặc 1.000 binh sĩ. Đây là loại tàu duy nhất có thể mang theo một lực lượng đổ bộ tương đương với một đại đội cơ giới hóa và 2 chiếc trực thăng CH-47J Chinook.

Tàu lớp Osumi là được trang bị 2 hệ thống vũ khí hạng nhẹ Phalanx chiến đấu ở cự ly gần; boong tàu rộng, một ngăn ở phía sau có thể chứa hai thủy phi cơ LCAC do Mỹ thiết kế, tàu đổ bộ truyền thống và các phương tiện tấn công đổ bộ.


Tàu chở trực thăng lớp Izumo


Tàu chở trực thăng lớp Izumo của Nhật Bản nặng 19.500 tấn, dài 248 m, có thể chở được 470 người và khoảng 9 chiếc trực thăng, là loại tàu hải quân lớn nhất được Tokyo chế tạo tại xưởng đóng tàu Marine United Japan ở Yokohama kể từ khi Chiến tranh Thế giới II kết thúc. Izumo còn được thiết kế để trong trường hợp cần huy động sẽ mang theo tối đa 14 trực thăng (7 chiếc SH-60K và 7 chiếc MCH-101). 5 chiếc trong số này có thể cất và hạ cánh đồng thời, nhờ Izumo có boong tàu lớn và 5 điểm hạ cánh.

Izumo rất giống với tàu sân bay truyền thống. Vì có thể chứa được nhiều máy bay trực thăng SH-60 cùng một lúc, Izumo đã tăng đáng kể khả năng chống tàu ngầm của mình, có khả năng tìm kiếm và tiêu diệt các tàu ngầm của đối phương trên một diện tích rộng. Tàu Izumo cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động đổ bộ, nhưng nó phải dựa vào các tàu chiến khác bảo vệ chống lại các mục tiêu từ trên không.

Nhật Bản có kế hoạch xây dựng 2 chiếc tàu loại này và chiếc thứ 2 đang được chế tạo.

Tàu ngầm điện diesel lớp Soryu


Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản được xem là một trong những tàu ngầm tấn công phi hạt nhân tiên tiến nhất trên thế giới. Hệ thống đẩy không khí độc lập Stirling, có xuất xứ từ Thụy Điển, cho phép loại tàu ngầm này có thể lặn ở dưới nước lâu hơn so với các tàu ngầm điện diesel khác. Đây cũng là loại tàu ngầm lớn nhất thời hậu chiến của Nhật Bản.

Vũ khí chính của Soryu bao gồm 6 ống phóng ngư lôi, với tổng số 20 quả ngư lôi định hướng tốc độ cao Type 89 và tên lửa Sub-Harpoon do Mỹ chế tạo. Một nhược điểm của loại tàu ngầm này là tầm hoạt động tương đối ngắn. Học thuyết tàu ngầm thời Chiến tranh Lạnh của Nhật Bản nhấn mạnh việc bảo vệ eo biển Tsugaru, Tsushima, Kanmon và eo biển Soya, tất cả đều là tương đối gần với Nhật Bản.

Hiện tại Nhật Bản có 8 tàu ngầm lớp Soryu và có kế hoạch mở rộng hạm đội lên khoảng 16-22 tàu ngầm. Cả Australia và Ấn Độ đã bày tỏ sự quan tâm đến việc mua các tàu ngầm lớp Soryu này cho các hạm đội tàu ngầm của họ.

Công Thuận (theo N.I)
5 chiến đấu cơ nguy hiểm nhất của Nga
5 chiến đấu cơ nguy hiểm nhất của Nga

Tờ tạp chí National Interest của Mỹ mới đây đã lên danh sách 5 chiến đấu cơ đáng sợ nhất của Nga trên bầu trời bao gồm những "chiến sĩ sắt" đã có thâm niên cho đến các “tân binh” tân tiến nhất.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN