02:20 12/02/2011

Qua Campuchia rút... USD

Nguyên nhân khiến nhiều người Việt qua Campuchia rút USD từ máy ATM bởi có sự chênh lệch về tỉ giá giữa ngân hàng và thị trường tự do.

Nguyên nhân khiến nhiều người Việt qua Campuchia rút USD từ máy ATM bởi có sự chênh lệch về tỉ giá giữa ngân hàng và thị trường tự do.


Giữa tháng 11-2010, nhiều người Việt qua Campuchia rút USD từ thẻ thanh toán quốc tế phát hành bởi Ngân hàng Kỹ Thương VN (Techcombank). Họ rút USD ra chợ đen bán với giá khoảng 21.000 đồng/USD và thanh toán lại cho ngân hàng với giá niêm yết là 19.500 đồng/USD (tỉ giá liên ngân hàng hiện tăng lên 20.693 đồng/USD từ ngày 11-2). Với mức chênh lệch này, nhiều người đã “vớ bẫm” từ các máy ATM ở Campuchia.


Ảnh internet


Đã rút 17 triệu USD

Trả lời báo chí Campuchia, lãnh đạo một số ngân hàng ở nước này cho biết những người dùng thẻ của Techcombank đã rút khoảng 12 triệu USD từ các máy ATM trong ngân hàng của họ vào tháng 12-2010 và rút thêm khoảng 5 triệu USD trong tháng 1-2011.

Trước ngày 11-2, giá niêm yết của ngân hàng trong nước là 19.500 đồng/USD, người Việt chỉ cần rút USD do ngân hàng trong nước chuyển sang rồi bán ra thị trường chợ đen với giá 21.000 đồng/USD là có thể kiếm lời khá lớn. Dù phải trả phí giao dịch tiền mặt nhưng với 1 triệu USD rút từ máy ATM, chủ thẻ người Việt vẫn có thể kiếm được khoảng 20.000 USD tiền chênh lệch. “Techcombank là ngân hàng duy nhất bị lợi dụng kiểu này bởi mức phí rút tiền mặt, phí chuyển đổi ngoại tệ rất thấp. Đáng nói, toàn bộ các chủ thẻ giao dịch rút tiền mặt qua máy ATM tại Phnom Penh là hoàn toàn đúng quy định” - đại diện Techcombank cho biết.


Tại Campuchia, USD được lưu hành phổ biến thứ hai sau đồng riel. Các chủ thẻ có thể rút USD từ các máy ATM ở Campuchia trong khi việc này ở nước

Vietcombank tăng mức phí lên 6% Ông Trịnh Thượng Thức, Trưởng Phòng Dịch vụ thẻ Vietcombank, cho biết ngân hàng đã lường trước những trường hợp khách hàng có ý định trục lợi rút USD từ ATM và bán ra chợ đen kiếm lời nên đã nâng mức phí lên. Hiện mức phí rút tiền mặt từ thẻ thanh toán quốc tế của Vietcombank là 6%. Và mức phí này cũng chỉ áp dụng đối với những khách hàng rút tiền mặt USD, còn khách hàng trả tiền và thanh toán qua thẻ thanh toán quốc tế vẫn không bị ảnh hưởng nhiều. Mức phí này đủ để những đối tượng có ý định kiếm lời không thực hiện được.

ta không cho phép. Vì vậy, tình trạng kiếm lời bằng cách rút tiền từ Campuchia đưa về nước bán hưởng chênh lệch đã diễn ra trong một thời gian dài vừa qua.


Tìm biện pháp ngăn chặn

Ngày 11-2, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, bà Tô Thùy Trang, Giám đốc marketing Techcombank, đã xác nhận việc khách hàng rút USD như trên để hưởng chênh lệch là có thật.


 Đại diện Ngân hàng Techcombank giải thích, về mặt chính sách tỉ giá hối đoái, Techcombank luôn tuân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, phí chuyển đổi ngoại tệ cũng tuân theo các quy định của tổ chức quốc tế như Visa, Master... “Cuối năm, khách hàng thường chi tiêu nhiều cho việc du lịch, mua sắm. Từ nhu cầu này, ngân hàng muốn khách hàng chi tiêu dùng thẻ thanh toán thay vì tiền mặt nên đã để phí rút tiền mặt và phí chuyển đổi ngoại tệ khá mềm trong dịp cuối năm. Tuy nhiên, một số khách hàng đã lợi dụng điều này để trục lợi” - bà Trang giải thích.


Ngay sau khi phát hiện vụ việc, Techcombank đã phối hợp với Visa, các ngân hàng ở Campuchia để tiến hành rà soát, có biện pháp ngăn chặn. Hiện mức phí rút tiền mặt từ thẻ quốc tế ở ngân hàng khác của Techcombank đã nâng lên mức 4%. “Trong vòng 2 tuần trở lại đây, việc rút USD từ các máy ATM ở Phnom Penh đã giảm hẳn. Mức phí tăng lên khiến chủ thẻ không thể kiếm lợi nhiều như trước” – bà Trang khẳng định.


Bên cạnh biện pháp của Techcombank, mới đây, 2 ngân hàng ở Campuchia đã ngưng hoặc hạn chế cung cấp dịch vụ rút USD từ máy ATM với những chủ thẻ từ Việt Nam.


Đây là biện pháp nhằm ngăn chặn hiện tượng rút tiền xuyên biên giới, hãng Reuters đưa tin. Theo đó, Ngân hàng ACLEDA, Campuchia mới ra quy định mỗi ngày, chủ thẻ chỉ được rút không quá 500 USD, thay vì quy định của Ngân hàng Trung ương Campuchia là 1.000 USD.


Theo Người Lao Động