08:09 18/08/2011

Phòng bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ ngày càng phổ biến. Sau đây là một số gợi ý do PGS Vũ Quang Bích, nguyên Viện phó Viện Quân y 103 để phòng căn bệnh này:

Căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ ngày càng phổ biến. Sau đây là một số gợi ý do PGS Vũ Quang Bích, nguyên Viện phó Viện Quân y 103 để phòng căn bệnh này:

- Khi ngồi: Tránh ngồi cúi gấp cổ quá lâu (xem ti vi, đọc sách, báo quá thấp so với bàn...); khi ngồi lâu, ngồi tàu xe đường dài cần có bản tựa đầu và tựa lưng với độ nghiêng thích hợp với từng độ tuổi và từng cỡ chiều dài cột sống cổ và cột sống lưng; đối với nghề nghiệp buộc phải thường xuyên cúi gấp cổ (đánh máy chữ, soi kính hiển vi, máy tính, thợ may, lái xe cơ giới, nghề bàn giấy, nghệ sĩ vĩ cầm, dương cầm, hội họa...) hoặc nghề buộc phải quá ưỡn cột sống cổ (thợ nề, thợ quét vôi, thợ hàn, sơn, diễn viên xiếc...), không nên để cột sống cổ ở tư thế không đổi quá lâu, cần có thời gian nghỉ sau khoảng 1 giờ làm việc, nhưng phải là "nghỉ tích cực", có nghĩa là phải tập vận động cột sống cổ và cột sống lưng với các động tác tập nhẹ nhàng thích hợp.

- Khi nằm: Cần có gối đầu với độ dày vừa phải, tránh để tư thế quá ưỡn cổ hoặc cúi gấp cổ. Vì hình thái cột sống cổ có độ cong vồng ra phía trước nên khi nằm ngửa cần có gối đệm đỡ vào khoảng cong lõm của cột sống cổ. Khi nằm nghiêng, độ dày của gối phải bảo đảm cho trục của đoạn cột sống cổ ở trên cùng một trục thẳng của cột sống lưng.

- Cần quan tâm tới các bài tập thể dục vận động cột sống cổ: Theo các chiều vận động với các trường vận động sinh lý của cột sống cổ.

- Tránh các chấn thương vào đầu và cột sống cổ: Các chấn thương này tuy không quá nặng nhưng nó sẽ thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa đĩa đệm - cột sống cổ.

- Khi tuyển lựa nghề nghiệp phải sử dụng tới độ bền chắc của cổ (vận động viên nhảy cầu đầu lao xuống nước, nghệ sĩ xiếc nhào lộn, uốn dẻo...): Cần có tiêu chuẩn khám cột sống cổ.

M.M (st)