Bệnh lợn tai xanh và biện pháp phòng chống

Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS), còn gọi là "bệnh lợn tai xanh" xuất hiện tại một số địa phương trong cả nước và đang diễn biến phức tạp. Bà con cần thực hiện một số biện pháp phòng chống sau đây:


*Đối với các địa phương chưa có dịch:


- Thường xuyên theo dõi sức khỏe của đàn lợn trong các cơ sở chăn nuôi lợn sinh sản để sớm phát hiện lợn có dấu hiệu lâm sàng của bệnh tai xanh; cách ly xử lý kịp thời và gửi mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm.


- Tiêm vắcxin phòng bệnh tai xanh cho đàn lợn trong cơ sở chăn nuôi chưa có dịch bệnh.


- Để loại trừ các bệnh kế phát do vi khuẩn ở lợn, tất cả đàn lợn phải được tiêm vắcxin phòng 4 loại bệnh (dịch tả lợn, tụ huyết trùng, đóng dấu lợn và phó thương hàn). Trong điều kiện cần thiết có thể phải tiêm vắcxin phòng một số bệnh đường hô hấp (bệnh suyễn lợn, bệnh viêm phổi và màng phổi ở lợn).


- Khi nhập lợn giống phải mua lợn từ các cơ sở chăn nuôi và vùng không có dịch tai xanh. Lợn mới mua về phải nuôi cách ly ít nhất 3 - 4 tuần lễ, không có dấu hiệu lâm sàng của bệnh tai xanh cũng như các bệnh truyền nhiễm khác mới cho nhập đàn.


- Đảm bảo thức ăn đủ chất dinh dưỡng và nguồn nước sạch cho lợn, giúp lợn có sức đề kháng với virút bệnh tai xanh cũng như các bệnh khác, hạn chế mắc các bệnh truyền nhiễm.


- Giữ chuồng trại và khu chăn thả lợn luôn khô sạch, thoáng mát mùa hè, kín ấm mùa đông và phải phun thuốc sát trùng định kỳ 2 tuần/lần để diệt mầm bệnh.
- Khi xuất nhập lợn cần thực hiện kiểm dịch thú y nghiêm ngặt. (còn tiếp)


X.M (theo TTKN)

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN