10:10 12/10/2012

Phát hiện hành tinh phủ kim cương

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một hành tinh mang tên “55 Cancri e” tỏa sáng lấp lánh trên bầu trời vì bề mặt của hành tinh này có rất nhiều kim cương.

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một hành tinh mang tên “55 Cancri e” tỏa sáng lấp lánh trên bầu trời vì bề mặt của hành tinh này có rất nhiều kim cương.

 

Hình ảnh hành tinh phủ kim cương. Ảnh: Internet

 

Hành tinh 55 Cancri e có bán kính gấp đôi Trái Đất và nặng gấp 8 lần.

 

Trong khi bề mặt Trái Đất toàn nước và đá granit thì bề mặt hành tinh mới được cho là toàn phủ toàn kim cương và than chì.

 

Các nhà khoa học ước tính ít nhất 1/3 khối lượng của hành tinh này (tương đương 3 Trái Đất) có thể là kim cương.

 

Đây là lần đầu các nhà thiên văn học xác định được một hành tinh có thể là hành tinh kim cương xung quanh một ngôi sao giống Mặt Trời và phát hiện ra cấu tạo hóa học của nó.

 

Hành tinh kim cương quay theo quỹ đạo với tốc độ siêu nhanh. Một năm trên hành tinh này chỉ kéo dài vẻn vẹn 18 tiếng, trong khi đó một năm trên Trái Đất là 365 ngày.

 

Tuy nhiên, hành tinh này có nhiệt độ lên tới gần 2.150 độ C, con người không thể sống ở đây được.

 

Hành tinh kim cương trong chòm sao Con cua (Cancer). Ảnh: Internet

 

55 Cancri e là một trong 5 hành tinh quay quanh một ngôi sao như Mặt Trời. Nó cách Trái Đất 40 năm ánh sáng nhưng có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi quan sát chòm sao Con cua.

 

Năm 2011, lần đầu các nhà thiên văn quan sát thấy hành tinh này đang quay quay ngôi sao của nó và họ đã đo được bán kính của nó lần đầu tiên.

 

 

Thùy Dương