Để mất rừng, nhiều cán bộ lâm nghiệp ở Kon Tum bị kỷ luật

Liên quan đến việc để mất rừng, tỉnh Kon Tum đã ra nhiều quyết định kỷ luật các cán bộ lâm nghiệp.

Tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã diễn ra phức tạp. Chỉ trong quý 1/2017, toàn tỉnh đã xảy ra 165 vụ vi phạm lâm luật với số lượng gỗ tịch thu hơn 1.346 m3, thiệt hại hơn 6 ha rừng. Nổi cộm là nhiều vụ phá rừng với quy mô lớn nhưng không được các lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum phát hiện, ngăn chặn như vụ phá rừng ở Ngọc Hồi, Đăk Hà…

Hiện trường vụ phá rừng tại khoảnh 5, tiểu khu 365, thuộc địa bàn xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum hồi tháng 3/2017. Ảnh: Cao Nguyên/TTXVN

Tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã diễn ra phức tạp. Chỉ trong quý 1/2017, toàn tỉnh đã xảy ra 165 vụ vi phạm lâm luật với số lượng gỗ tịch thu hơn 1.346 m3, thiệt hại hơn 6 ha rừng. Nổi cộm là nhiều vụ phá rừng với quy mô lớn nhưng không được các lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum phát hiện, ngăn chặn như vụ phá rừng ở Ngọc Hồi, Đăk Hà…

Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum, từ năm 2016 đến nay, đơn vị đã ký 7 quyết định kỷ luật các cán bộ kiểm lâm liên quan đến việc để mất rừng; trong đó, có Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Nguyễn Văn Nam, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Đăk Hà Trịnh Xuân Long và Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kon Rẫy Dương Văn Trị, Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Kon Rẫy Nguyễn Văn Tú. Tất cả các trường hợp trên đều bị xử lý hình thức kỷ luật khiển trách.

Liên quan đến trường hợp để mất rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Đăk Hà, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum đã ra quyết định kỷ luật tập thể lãnh đạo Ban Quản lý với hình thức phê bình, nghiêm túc rút kinh nghiệm; Trưởng trạm Quản lý bảo vệ rừng Ngọc Réo 1 Lê Viết Kỳ với hình thức khiển trách, bố trí công tác khác và một số cán bộ kiểm lâm khác với các hình thức phê bình, nghiêm túc rút kinh nghiệm.

Trước đó, tỉnh Kon Tum đã có hình thức xử lý kỷ luật đối với các tập thể và cá nhân để xảy ra vụ phá rừng phòng hộ tại Măng Đen, nơi giáp ranh giữa huyện Kon PLông và Kon Rẫy mà TTXVN đã phán ánh. Theo đó, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Kon Tum xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách đối với hai đảng viên: Nguyễn Kim Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum; Nguyễn Văn Nam, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Kon Tum.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kon Tum kỷ luật 15 cán bộ, công chức Hạt Kiểm lâm huyện Kon Rẫy và Ban Quản lý rừng phòng hộ Kon Rẫy, trong đó có 8 trường hợp bị khiển trách; cảnh cáo 7 trường hợp, đồng thời chuyển công tác khác đối với Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Kon Rẫy. Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Rẫy kỷ luật khiển trách Chi bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Kon Rẫy và 11 đảng viên trong chi bộ, trong đó khiển trách 10 trường hợp, cảnh cáo một trường hợp.

Trước tình trạng những diện tích rừng còn lại đang bị xâm hại nghiêm trọng, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, truy bắt các đối tượng buôn bán, vận chuyển, cất giấu lâm sản trái phép; chú trọng bảo vệ rừng giáp ranh, rừng nguyên sinh; tích cực trồng rừng phòng hộ, rừng đệm… Đặc biệt, sự quyết liệt của các đơn vị có chức năng trong việc xử lý các hiện tượng tiếp tay cho các đối tượng phá rừng.

Quang Thái (TTXVN)
Kiên quyết xử lý các sai phạm liên quan vụ phá rừng ở Vườn Quốc gia Ba Bể
Kiên quyết xử lý các sai phạm liên quan vụ phá rừng ở Vườn Quốc gia Ba Bể

Liên quan đến vụ hàng loạt cây gỗ nghiến ở Vườn Quốc gia Ba Bể vừa bị chặt phá thời gian vừa qua gây bức xúc dư luận, UBND tỉnh Bắc Kạn đã có những biện pháp nhằm xử lý và ngăn chặn tình trạng phá rừng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN