Công nhân gửi con ở đâu?

Chiều 25/11, chúng tôi trở lại khu nhà trọ của vợ chồng anh Hồ Minh Lực và chị Nguyễn Thị Khanh (cha, mẹ của cháu Hồ Thị Thúy Ngân, người bị bà Phụng hành hạ). Anh chị vẫn chưa hết xót xa. Chị Khanh nghỉ việc (may gia công giày da) để ở nhà chăm sóc bé Ngân đang trong cơn hoảng loạn. Xóm trọ bé Ngân nằm khuất sau con đường ngoằn nghèo của ấp Bình Thuận 1, xã Thuận Giao. Hơn 20 phòng trọ được chia thành hai dãy chật chội, chen chúc nhau.

Xóm trọ... công nhân có con nhỏ lo lắng chuyện gửi con. Ảnh: Dương Chí Tưởng

Một phụ nữ bên cạnh nhà anh Lực cho biết, xóm trọ này chủ yếu là người từ các tỉnh khác đến Bình Dương làm công n hân

Bà Trần Thị Thanh Thanh, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam
Cần xem lại chính sách xây nhà trẻ cho con công nhân
Nhà nước cần xem lại chính sách xây dựng nhà trẻ, mẫu giáo phù hợp với đối tượng là con công nhân. Theo tôi, khi chúng ta chuyển sang cơ chế thị trường, chúng ta quên mất vai trò của các doanh nghiệp trong việc mở các nhà trẻ mẫu giáo. Các doanh nghiệp nên có chính sách xây nhà trẻ cho con công nhân để người lao động yên tâm làm việc.       M.M

cho các KCN. Cả khu này có khoảng 40 đứa trẻ từ 1 đến 4 tuổi, hầu hết phải gửi “chui” tại các nhà trẻ tư nhân giá rẻ, vì không ai đủ điều kiện cho con vào trường công. Đau xót vì bé Ngân bị hành hạ, nhưng khi tiếp xúc với chúng tôi, chị Khanh vẫn nói: “Công việc của công nhân đi sớm, về tối, tăng ca không giờ giấc. Gửi con vào các trường mẫu giáo công lập rất khó, mà có gửi được thì tôi cũng không dám gửi, vì công ty yêu cầu làm tăng ca quá nhiều. Từ 16 giờ đến 21 giờ, ai sẽ lo đưa đón và chăm sóc cháu? Đó là chưa kể nhiều ngày nghỉ nhưng vẫn phải đi làm. Do đó tôi chỉ biết cho cháu vào điểm giữ trẻ tư nhân.

Sáng 25/11, sau khi đọc báo, xem clip, bà Mai Thị Dung, Ủy viên thường trực HĐND tỉnh kiêm Trưởng ban Văn hóa xã hội HĐND tỉnh lên tiếng: “Trước đây tôi từng sửng sốt khi xem cảnh bảo mẫu ở Đồng Nai tát trẻ. Không ngờ chuyện buồn lại xảy ra ngay tại Bình Dương”.

Bà Dung cho biết, vừa qua, Ban Văn hóa - Xã hội đã tiến hành khảo sát thực trạng công nhân tại một số địa phương. Toàn tỉnh đang có khoảng 700.000 lao động, trong đó trên 80% là lao động nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Do tốc độ phát triển công nghiệp của tỉnh quá nhanh nên cơ sở vật chất nuôi dạy trẻ không theo kịp. Mặt khác, giờ làm việc của trường công lập không phù hợp với nhu cầu thực tế vì công nhân phải đi làm ca đến tối, trong khi các trường chỉ giữ đến cuối buổi chiều. Hiện nhóm giữ trẻ tư nhân tự phát rất mạnh, ít đảm bảo các điều kiện nuôi dạy trẻ. Nhiều cơ sở giữ trẻ rất tồi tàn, chỉ là chỗ cơi nới từ nhà bếp, thậm chí là cải tạo lại chuồng heo để làm chỗ nuôi trẻ. Bà Dung cũng cho biết, hiện tỉnh đang kêu gọi các thành phần kinh tế cùng hỗ trợ Nhà nước mở lớp, mở nhóm nuôi dạy trẻ có chất lượng tại các KCN để hỗ trợ cho người lao động. Tuy nhiên, việc này chưa được quan tâm nhiều.

Bắt khẩn cấp bảo mẫu hành hạ trẻ em ở Bình Dương
Chiều 25/11, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương đã phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp đối với bảo mẫu Nguyễn Thị Phụng, sinh năm 1958, ngụ 2/91 tổ 14, ấp Bình Thuận 1, xã Thuận Giao, huyện Thuận An về hành vi hành hạ người khác theo Điều 110 Bộ luật Hình sự.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, Thiếu tướng Võ Thành Đức, Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương cho biết cơ quan điều tra đang củng cố hồ sơ, xem xét khởi tố vụ án.  




Dương Chí Tưởng

Cảnh báo chất lượng dịch vụ chăm sóc trẻ em
Cảnh báo chất lượng dịch vụ chăm sóc trẻ em

Liên tiếp các thông tin về những sự việc trẻ em bị bạo hành mà mới nhất là vụ một em nhỏ ở Bình Dương bị bảo mẫu hành hạ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về chất lượng các dịch vụ chăm sóc trẻ em.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN