Vai trò của Ba Lan trong “Tiểu NATO” ở Trung và Đông Âu

Các nhà chiến lược Mỹ đánh giá Ba Lan có vai trò then chốt trong vành đai các quốc gia có biên giới chung với Nga.

Chiến đấu cơ F-16 bay ngang qua bầu trời phía bắc Ba Lan vào 10/6.

Hội nghị thượng đỉnh NATO thường niên sẽ diễn ra trong hai ngày 8-9/7/2016 tới tại Warsaw (Ba Lan), địa điểm không chỉ có tính biểu tượng mà còn có ý nghĩa thực tiễn. Các nhà chiến lược Mỹ đã dành cho Ba Lan vai trò then chốt trong vành đai các quốc gia có biên giới chung với Nga, một kiểu “NATO thu nhỏ” nhằm kiềm chế Nga. Các chuyên gia của Mỹ ở Trung tâm Phân tích chính sách châu Âu gọi đây là “các nước tiền phương”. Trang EADaily mới đây đã có bài phân tích xung quanh vấn đề này.

Trong 1/4 thế kỷ qua, bằng cách để NATO và Liên minh châu Âu (EU) Đông tiến, phương Tây đã tạo ra một hướng mới cho nền an ninh của mình. Sau khi củng cố những vị trí đã chiếm được trước đây, Mỹ bắt đầu chuyển sang một giai đoạn tiến công tiếp theo, trong đó Ba Lan và liên minh quân sự ở khu vực (Đông và Trung Âu) được giao vai trò chủ chốt.

Lý do Mỹ chọn Ba Lan để giao trọng trách trong cuộc Đông tiến này là vì Ba Lan trong suốt 3 thế kỷ gần đây chính là nạn nhân của các vấn đề địa chính trị trong khu vực và đây được coi là cách để Mỹ bù đắp cho Ba Lan.

Ý tưởng về “Tiểu NATO” tại châu Âu được Washington chấp nhận để khẳng định rằng do nguồn lực hạn chế trong khi các vấn đề ở những khu vực khác trên thế giới lại tăng, trong đó có Trung Đông, nên Mỹ không thể tăng cường sự có mặt của mình ở châu Âu. Do đó Mỹ coi Ba Lan là quốc gia thay thế cho Mỹ trong việc bảo đảm an ninh khu vực.

Hệ tư tưởng quốc gia hiện tại của Ba Lan được dựng lên xung quanh ý tưởng “liên kết”“ với phương Tây. Nhưng đối với chức năng được Washington giao phó thì điều này rõ ràng là chưa đủ. Từ góc nhìn của Washington, Ba Lan cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để có đủ sức triển khai lực lượng của mình dọc theo đường biên giới phía Đông.

Tuy nhiên, việc Ba Lan tham gia các hoạt động quân sự ở nước ngoài gây ra phản ứng tiêu cực nhất định ở trong nước do đã chi một nguồn lực đáng kể mà không làm tăng khả năng bảo vệ lãnh thổ đất nước.

Căn cứ NATO tại Ba Lan.

Việc dựa vào sự phòng thủ lãnh thổ theo kiểu Ba Lan cho thấy nước này buộc phải tổ chức các lực lượng vũ trang theo kịch bản sẽ xảy ra chiến tranh trên bộ với Nga. Theo ý định của Wasington, Ba Lan sẽ phải chú trọng không chỉ tới việc bảo vệ lãnh thổ của mình mà còn phối hợp với việc bảo vệ lãnh thổ toàn bộ khu vực Đông Âu. Vì vậy, Mỹ sẽ phải đầu tư những nguồn lực quốc phòng lớn và gửi một số nhân lực đủ mạnh tới Ba Lan. Warsaw muốn Ba Lan phải được hưởng quy chế đặc thù trong nền công nghiệp quốc phòng Mỹ. Tuy nhiên, sự đầu tư trực tiếp của Mỹ vào các công ty quốc phòng của Ba Lan hiện nay còn rất thấp. Theo ý tưởng của Warsaw thì sự đầu tư lớn của Mỹ vào quốc phòng phải thúc đẩy sự phát triển công nghệ chung của Ba Lan. Để đổi lại sự ra đời của liên minh quân sự mới với Mỹ, Ba Lan sẽ phải được hưởng nhiều sự ưu ái, ngoài sự giúp đỡ quân sự còn phải có sự ủng hộ về kinh tế, chính trị và ngoại giao.

Hiện tại đường biên giới bao vây một nửa nước Nga từ phía châu Âu theo ý đồ của Washington bao gồm hai nhóm: phía Bắc – gồm các nước bán đảo Scandinavia cộng với Phần Lan, và phía Tây Bắc – gồm Ba Lan và ba nước Baltic.

Sự đe dọa từ bên ngoài luôn luôn kích động chủ nghĩa dân tộc ở Ba Lan, cũng như sự mâu thuẫn giữa các nước trong khu vực Trung và Đông Âu. Ba Lan, dựa theo kinh nghiệm của mình, nghi ngờ rằng Warsaw sẽ thất bại nếu liên minh với các nước nhỏ và yếu trong khu vực. Người Ba Lan có cơ sở để cho rằng các nước Baltic không đáng tin cậy để chống lại Nga và Nga cùng với Đức sẽ đạt được thỏa thuận với nhau sau lưng Ba Lan như họ từng làm trước đây.

Theo quan điểm của Mỹ, các nước thuộc nhóm Visegrad (V4) chỉ là một trong các công cụ có thể sử dụng để tăng cường lợi ích của Mỹ trong số các đồng minh NATO tại Trung Âu. Tuy vậy, chiến lược “Anakonda – 16” của Mỹ tại Đông và Trung Âu có những điểm yếu rõ rệt. Chẳng hạn, chiến lược an ninh của Ba Lan quá phụ thuộc vào các mối quan hệ quốc tế và sự tham gia của Ba Lan vào NATO. Nếu như Pháp và Đức trong giai đoạn khởi đầu tiến trình Minsk đã thỏa thuận bỏ qua Ba Lan thì Ba Lan đã không có cách nào khác là phải chấp nhận quyết định gây tổn thương đó. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng Ukraine một lần nữa cho thấy NATO không phải là tổ chức chính trị - quân sự thực sự và không có Mỹ thì họ không "diễn" được. Trong khi đó, rõ ràng là Ba Lan trong tương lai gần không đủ tiểm năng quân sự có thể sánh với Nga. Do đó, dàn diễn viên hù dọa do Mỹ đứng đầu vẫn là nền tảng đối với chiến lược an ninh của Ba Lan.

Việc dựa vào vai trò chủ chốt của Ba Lan trong khu vực đồng thời cho thấy vai trò của Mỹ trong tư cách là đồng minh then chốt của Ba Lan. Tuy nhiên, chiến lược kiềm chế ở châu Âu dựa vào Ba Lan cũng có những mạo hiểm nhất định đối với Mỹ. Việc hình thành liên minh quân sự mới do Ba Lan đứng đầu sẽ không đơn giản do nhiều yếu tố trong khu vực, và rõ ràng không thể khắc phục những yếu tố tiêu cực đó chỉ trong một thời gian ngắn.

TTK
4 tiểu đoàn cực mạnh NATO đến Ba Lan, Baltic
4 tiểu đoàn cực mạnh NATO đến Ba Lan, Baltic

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ triển khai 4 tiểu đoàn cực mạnh tại 3 quốc gia Baltic và Ba Lan nhằm đối phó với các nguy cơ có thể xảy đến với các nước thành viên của tổ chức này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN