Trung Quốc với mưu đồ thống trị biển Đông

Trong cuốn sách mới nhất của mình có tựa đề “Chảo lửa châu Á: Biển Đông và sự chấm dứt tình trạng ổn định ở Thái Bình Dương”, ông Robert Kaplan - chuyên gia phân tích chính trị của Stratfor, trang mạng chuyên bình luận về các vấn đề an ninh, tình báo - đã giải thích tại sao Trung Quốc và những người láng giềng ở xung quanh biển Đông lại đang rơi vào tình trạnh đối đầu và điều đó có tác động thế nào tới phần còn lại của thế giới.

Theo ông Kaplan, thế kỷ 21 không những là thế kỷ của châu Á, mà còn là thế kỷ của hải quân. Trong đó trọng tâm là Biển Đông, nơi Trung Quốc và Ấn Độ cùng hướng tới, nơi của thương mại và đánh bắt cá, nơi của những mỏ năng lượng nằm sâu dưới biển, nơi của những tuyên bố tranh chấp chủ quyền, của chủ nghĩa dân tộc và có lẽ là những xung đột lớn.

Biển Đông đang trở thành tuyến đầu của cuộc đối đầu địa chiến lược Trung-Mỹ.


Kaplan chỉ ra rằng tình trạng bạo lực sắc tộc tại Trung Quốc có thể sẽ khiến cho nước này bị chia rẽ. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng phải đối mặt và giải quyết tình trạng suy thoái kinh tế. Vậy Bắc Kinh cần phải làm gì khi mà mọi thứ bắt đầu vượt khỏi tầm kiểm soát? Lựa chọn đầu tiên là kích động chủ nghĩa dân tộc. Vị trí đẹp nhất, về mặt địa lý đối với Trung Quốc, là ở biển Đông và biển Hoa Đông. Biển Đông là vị trí đắc địa để chế ngự tất cả các quốc gia xung quanh. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với bản đồ đường lưỡi bò phi lý chiếm 80% biển Đông, điều mà không những các quốc gia trong khu vực không thể chấp nhận, mà các nước khác trên thế giới cũng phản đối vì nó đi ngược lại luật pháp quốc tế.

“Nếu Trung Quốc trỗi dậy trong thế kỷ 21 như Mỹ đã nổi lên trong thế kỷ 19 và 20, thì có lẽ xung đột ở châu Á là có thể”, ông Kaplan cảnh báo.

Với tham vọng thắng mà không cần chiến tranh, những gì Trung Quốc đang làm là đẩy Mỹ (và những đối thủ khác) ra khỏi khu vực biển Đông để giành quyền thống trị tại đây. Nếu điều này trở thành hiện thực, Bắc Kinh có thể kiểm soát các tuyến đường tiếp cận Ấn Độ Dương và do đó, kiểm soát được vấn đề thương mại toàn cầu.

Có vẻ như những hành động của Trung Quốc ở biển Đông giống như những gì mà hải quân Mỹ đã làm để kiểm soát vùng Caribe và vịnh Mexico, tạo nên địa vị thống trị của Mỹ ở Tây bán cầu và gia tăng mạnh mẽ vị thế của Mỹ là một siêu cường thế giới. Với việc kiểm soát Tây bán cầu, Mỹ có thừa sức mạnh để giành được sự thống trị đối với phía Đông bán cầu.

Những điều Trung Quốc đang tìm kiếm không phải là để đương đầu với hải quân Mỹ - một cuộc chiến mà Trung Quốc không thể giành chiến thắng hiện nay - mà là gây sức ép nhằm đẩy hải quân Mỹ ra khỏi khu vực. Sức mạnh của hải quân không nằm ở một chiếc tàu chiến đơn lẻ, mà nằm ở hạm đội tàu. Trung Quốc đang phát triển điều này mặc dù hiện vẫn còn khoảng cách khá xa so với Mỹ.

Trung Quốc đang tăng cường phát triển lực lượng hải quân để chiếm ưu thế trong khu vực.


Tuy nhiên, trong vòng 10-15 năm tới, Trung Quốc sẽ có nhiều tàu ngầm hơn Mỹ, và những tàu ngầm diesel của Bắc Kinh sẽ chạy êm hơn những tàu ngầm hạt nhân của Mỹ. Hơn nữa, tất cả các tàu ngầm của Trung Quốc sẽ tập trung ở Thái Bình Dương, trong khi Mỹ phải phân tán tàu ngầm của mình trên phạm vi toàn thế giới.

Thống trị biển Đông sẽ mở đường cho Trung Quốc tiếp cận phía nam Ấn Độ Dương. Thống trị ở biển Đông cũng sẽ làm suy yếu vị ví của vùng lãnh thổ Đài Loan và tạo điều kiện thuận lợi cho mục tiêu cuối cùng là thống nhất Đài Loan của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, ông Kaplan quan sát và cho rằng eo biển Malacca cũng quan trọng như kênh đào Panama: Một cánh cửa thương mại, một vị trí mà Trung Quốc cho rằng họ phải kiểm soát nhằm bảo vệ những chuyến tàu chở năng lượng có giá trị qua đây.

 “Bất chấp những đóng góp của vận tải đường không hiện nay, 90% hàng hóa của thế giới vẫn được vận chuyển chủ yếu bằng đường biển. Bất kỳ loại hàng hóa nào tới Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Trung Quốc đều phải đi qua biển Đông”, ông Kaplan nói.

Vì vậy, Trung Quốc cần một lực lượng hải quân và không quân mạnh. Kaplan không cho rằng thế giới phải đương đầu với một cuộc chiến tranh, mà quá trình trỗi dậy của Trung Quốc và điều kiện địa lý của biển Đông sẽ làm nảy sinh nhiều tình huống đối đầu. Theo ông, toàn cầu hóa phụ thuộc vào những tuyến đường biển, vì thế sức mạnh trên biển trở nên quan trọng hơn bao giờ hết”.

Có ý kiến cho rằng một khi ngày càng có nhiều quốc gia ở châu Á mua sắm ngày càng nhiều tàu chiến và máy bay trong những cuộc tranh cãi về chủ quyền thì liệu điều tồi tệ nhất (chiến tranh) có xảy ra?


Vũ Thanh
(Q.F)
Chiến thuật ‘tằm ăn dâu’ và động thái tiếp theo của Trung Quốc ở Biển Đông
Chiến thuật ‘tằm ăn dâu’ và động thái tiếp theo của Trung Quốc ở Biển Đông

Trung Quốc nhận thấy Biển Đông là yếu tố quan trọng để củng cố ảnh hưởng và tham vọng trong khu vực. Nhưng phản ứng “chây lỳ” và chậm chạp của nước này đối với cuộc khủng hoảng giàn khoan cho thấy những hạn chế trong vấn đề quyền lực mềm của họ ở châu Á.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN