Sự thật đằng sau tin đồn Moskva đã cứu ông Erdogan

Hãng tin Iran Fars dẫn nguồn tin ngoại giao của mình tại Ankara tiết lộ chính Nga đã báo cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan về âm mưu đảo chính nhà nước hôm 16/7 vừa qua.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) trong một cuộc gặp với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters

Theo thông tin của hãng này, quân đội Nga đã chặn và giải mã được một tin radio về việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng tiến hành đảo chính, sau đó họ đã chuyển tin này cho cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ.

Fars khẳng định, thông tin tình báo chặn được cho thấy một số trực thăng chuẩn bị di chuyển về khách sạn ở Marmaris, nơi ông Erdogan đang có kỳ nghỉ 5 ngày cùng gia đình, để âm mưu bắt giữ hoặc tiêu diệt người đứng đầu Thổ Nhĩ Kỳ.

Nguồn tin không rõ quân đội Nga đã chặn được thông tin từ đâu, song họ cho rằng căn cứ quân sự của Nga tại Khmeimim có thể được trang bị thiết bị tình báo vô tuyến điện để chặn các tín hiệu kiểu này.

Chưa rõ thông tin Fars tiết lộ đúng sự thực đến đâu, song giả thuyết Nga đã cứu ông Erdogan rất hợp lý với những tuyên bố của chính ông. Ngày 19/7, trên kênh CNN ông Erdogan nói rằng đã thoát chết một cách thần kỳ, kịp rời khách sạn chỉ vài phút trước khi những kẻ đảo chính ập tới.

Và mới nhất, ngày 26/7, trong chuyến thăm Nga nhằm khôi phục lại quan hệ, Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Simsek dù cho biết không có thông tin về sự việc trên song ông cảm ơn cuộc điện thoại của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xác nhận ủng hộ chính phủ hợp pháp của nước mình.

Ông cũng cho biết hai phi công bắn hạ máy bay quân sự Nga hồi tháng 11/2015 dẫn đến phá vỡ quan hệ hai bên chính là hai thành viên của âm mưu đảo chính.

Thực tế những ngày này Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang tích cực nối lại quan hệ cũng khiến giới quan sát không thể bác bỏ giả thuyết của Fars. Song một câu hỏi đặt ra là Moskva cứu Ankara để làm gì, đặc biệt là sau vụ máy bay quân sự Nga bị chính Ankara bắn hạ?

Dù Erdogan là người thế nào, ông đang giữ khoảng cách với liên minh với phương Tây. Ông luôn duy trì cuộc chơi độc lập, dù có mắc sai lầm không ít. Nếu phe quân đội đảo chính thành công, thì 100% tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thiết lập một chế độ thân phương Tây.

Và lúc đó Moskva có thể nói chắc về viễn cảnh cắt đứt quan hệ với Ankara, một tình trạng hứa hẹn “kịch bản vũ lực” cho các vấn đề khu vực Trung Đông hiện nay. Cứu Erdogan, Nga có ông làm đồng minh.

Từ bỏ Erdogan, Nga đối mặt với nguy cơ rất lớn Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phân mảnh trong tay người Kurd và theo kịch bản của Mỹ. Mà Nga thì không cần thêm vấn đề tại biên giới phía Nam của mình. Nga không cần một Thổ Nhĩ Kỳ lớn mạnh, mà cần một đất nước phát triển bình bình, miễn sao không trở thành hang ổ tấn công.

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu “Trung Đông – Caucasus” thuộc Viện các quốc gia mới Stanislav Tarasov kết luận: “Erdogan tất nhiên là kẻ khốn, song không phải là kẻ khốn của phương Tây.

Mỹ muốn lật đổ ông và đưa chính quyền hoàn toàn thân phương Tây lên nắm quyền, một chính quyền hứa hẹn chính sách chống Nga gay gắt. Còn Erdogan lại cho thấy ông sẵn sàng dàn hòa với Nga, cố gắng giữ gìn chủ quyền của Thổ Nhĩ Kỳ, do đó ông có lợi cho Nga hơn là một chính quyền thân Mỹ.

Còn về tình hình hai bên xích lại gần nhau hiện nay, ý kiến không tin vào giả thuyết Moskva cứu ông Erdogan cho rằng ông Putin và ông Erdogan gặp nhau vào ngày 9/8 tới đây là do cả hai bên đã hiểu rằng giờ đây việc khôi phục lại quan hệ là rất quan trọng

Chính trị là nghệ thuật đưa ra các quyết định hợp lý chứ không phải cảm tính. Và trong trường hợp này ông Vladimir Putin đã hoàn toàn đúng khi ủng hộ ông Erdogan.

Lê Hằng
Thổ Nhĩ Kỳ hối thúc Mỹ dẫn độ Giáo sĩ Gulen
Thổ Nhĩ Kỳ hối thúc Mỹ dẫn độ Giáo sĩ Gulen

Thủ tướng Thổ Nhĩ kỳ Binali Yildirim tuyên bố việc gìn giữ mối quan hệ đồng minh với Mỹ phụ thuộc vấn đề dẫn độ Giáo sĩ Fethullah Gulen, người hiện đang sinh sống tại Mỹ, về Thổ Nhĩ Kỳ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN