Sáu thuật ngữ chính sách đối ngoại cần xem xét lại

Trang mạng Hội đồng Quốc tế Canada ngày 19/1 đăng tải bài viết cho rằng, sự kiện tấn công khủng bố trụ sở Charlie Hebdo ở Paris vào ngày 7/1 đã dẫn tới một cuộc tranh luận về sự khác biệt giữa tự do ngôn luận và phát ngôn kích động hận thù tiếp tục trở nên gay gắt.

Với những bằng chứng mới về nguy cơ chia rẽ tôn giáo, giai cấp và dân tộc, đây là lúc để kêu gọi các nhà hoạch định chính sách, các nhà báo, học giả và công chúng phải hành động. Họ cần thận trọng, chính xác và suy nghĩ thấu đáo với mỗi lời được nói ra.

Các thuật ngữ ngoại giao trong tiếng Anh.


Nên nhớ rằng chỉ cần qua một đêm, chúng có thể trở thành một từ khóa, một khẩu hiệu, một lý do gây hiểu nhầm, hoặc tồi tệ hơn là một sự kích động với hậu quả sống – chết.

Một số thuật ngữ sau đây tiếp tục được sử dụng nhưng phải luôn dùng đúng nơi, đúng chỗ và đúng bản chất nhất có thể khi xem xét lựa chọn ngôn từ, ví dụ như trong chương trình nghị sự mới nhất về các biện pháp an ninh, các mục tiêu thiên niên kỷ, chính sách thu nhận và ngoại giao kỹ thuật số.

Dưới đây là sáu thuật ngữ hàng đầu trong chính sách ngoại giao cần phải xem xét lại, giữ hoặc đơn giản là loại bỏ.

Trật tự thế giới mới


Trong khi thuật ngữ này chắc chắn đã trở nên hữu ích trong việc đánh dấu những thay đổi của xã hội - từ việc sử dụng công nghệ tới thắng bại trên chiến trường kinh tế và tới sự gia tăng các mối đe dọa phi quốc gia thì giờ đây nó chỉ như là một cái tít "kêu" cho một bài viết nhàm chán nhằm thu hút độc giả.

Vì vậy, chúng ta có nên tiếp tục chờ đợi một “Trật tự thế giới mới” hàng năm như tuyên bố trên báo chí hoặc của các chuyên gia? Liệu nó có phải chỉ đơn giản là một cách tuyên bố khác rằng Hoa Kỳ không còn là siêu cường lớn nhất thế giới và Trung Quốc, BRICS, hoặc một ngôi sao đang lên sắp vụt sáng?

Không phủ nhận rằng thế giới đã thay đổi nhiều kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhưng thuật ngữ này, một trong những cụm từ được sử dụng nhiều nhất hiện nay, là một chiêu trò đánh lạc hướng hoặc một chiến thuật tiếp thị - thế giới luôn phát triển, và việc đánh dấu một kỷ nguyên mới chỉ mang tính chủ quan.

Trách nhiệm bảo vệ


Liệu các nhiệm vụ quân sự hiện nay của Canada ở Iraq sẽ đi theo học thuyết Trách nhiệm Bảo vệ (R2P) hay chỉ đơn giản là gây ra các cuộc chiến tranh?

Vào tháng 9, Bộ trưởng Jason Kenney đã đóng khung chiến dịch này một cách rõ ràng là một "nghĩa vụ cao cả để bảo vệ nhân phẩm con người". Ngay sau tuyên bố này, một bài viết trên OpenCanada đã phân tích tính phức tạp của cái vẫn được gọi là R2P và "diệt chủng".

Trước đó, một bài viết khác cũng chỉ ra rằng R2P được sử dụng nhằm biện minh cho hành động xâm lược Iraq của Mỹ vào năm 2003. Vì vậy, hiển nhiên học thuyết này còn nhiều điểm hạn chế và hoàn toàn có thể được sử dụng sai mục đích. Cuộc tranh luận này sẽ còn vấp phải rất nhiều khó khăn để tìm ra câu trả lời.

Quyền lực trung gian


Liệu Canada vẫn là một "cầu nối giữa các quốc gia mạnh và yếu"? Hay cụm từ này dùng để củng cố niềm tin rằng quyền lực toàn cầu vẫn đang tập trung vào số ít các chính quyền tiểu bang trong khi thực tế, nó đã được phân cấp nhiều lần?

Có lẽ, theo như lập luận của Adam Chapnick trên OpenCanada, đó là một cách để Canada và các quốc gia khác thúc đẩy ý tưởng về một "quốc gia tự trị" và "ảo tưởng về ảnh hưởng quốc tế". Nhưng trong khi đó, người dân Canada có thể vẫn xem mình là những người theo chủ nghĩa quốc tế tự do, việc gắn cho mình cái mác "quyền lực trung gian" có lẽ sắp chấm dứt.

Khủng bố/chủ nghĩa khủng bố


Điều này sẽ chưa thể kết thúc trong thời gian tới, nhưng đó là một sự kêu gọi thay thế, hoặc tốt hơn cần dành thêm nhiều thời gian để xem xét khi quy kết một tội phạm và tội ác nào đó.

Những từ này đã được sử dụng quá tuỳ tiện và thường với một mục đích cụ thể. Chính vì thế các biện pháp bảo mật nhất định có thể được thông qua hay quyền lợi về pháp lý nào đó sẽ được bỏ qua nếu khủng bố được gọi tên.

Trong năm 2013, nhà báo Glenn Greenwald đặt ra hàng loạt câu hỏi liệu chúng ta có bao giờ thực sự biết động cơ của bạo lực, và do đó tại sao cuộc tấn công tại cuộc thi marathon ở Boston được coi là một cuộc khủng bố, nhưng vụ xả súng kinh hoàng ở trường Sandy Hook lại không phải như vậy?

Hiện đã có cuộc tranh luận gay gắt liên quan đến các yếu tố sức khỏe tâm thần của các tay súng hành động đơn lẻ, điều này khiến chúng ta nhớ đế sự do dự của một vài người khi gọi vụ xả súng ở Ottawa là một hành động khủng bố.

Thuật ngữ này dễ dàng tác động mạnh đến cảm xúc, thúc đẩy đưa ra nhanh chóng các biện pháp an ninh và có thể dẫn đến những hậu quả tức thời. Thận trọng hơn khi sử dụng những từ này là điều tối cần thiết.

Phía Nam bán cầu

Rõ ràng đây là những người chiến thắng vượt ra khỏi khái niệm cũ kỹ “Thế giới thứ ba” và “Những nước đang phát triển”, nhưng phía Nam bán cầu liệu có phải cũng ám chỉ sự kém phát triển và ẩn chứa nguyên nhân gây chia rẽ?

Điều đó liên quan đến việc tại sao rất nhiều người đã diễu hành thể hiện tình đoàn kết với các nạn nhân ở Pháp nhưng họ đã không làm như vậy đối với các sinh viên bị thảm sát ở Mexico hay Pakistan?

Vậy đối với các trường hợp ngoại lệ về mặt địa lý như Úc và Haiti thì sao? Nhà văn Guardian Deborah Doane lập luận có 2 túi giàu và nghèo ở cả hai bán cầu Bắc và Nam, vậy tại sao lại có những khái niệm mang tính phân biệt như vậy?

"Khái niệm về một “Nam bán cầu” tạo ra một cuộc xung đột không cần thiết để che đậy cho một thực tế hoàn toàn khác,".

Toàn cầu hoá


Hãy nhìn xem, đó là bằng chứng cụ thể hơn của sự lạm dụng ngôn từ - "trong một thế giới toàn cầu hóa". Chúng ta có thể không hoàn toàn quyết định được xem thực tế thế giới của chúng ta có toàn cầu hóa trên tất cả các cấp độ hay không.

Hơn bao giờ hết chúng được kết nối với mọi người trên toàn thế giới nhờ vào internet, được đi du lịch nhiều hơn bất cứ lúc nào nhờ những tiến bộ trong giao thông vận tải và thương mại tự do nhưng không có nhiều thủ tục kiểm tra tại cửa khẩu, các bức tường an ninh và cuộc đụng độ của các nền văn hóa?

Liệu tận cùng của toàn cầu hoá không phải là bất bình đẳng? Kể từ khi toàn cầu hóa bắt đầu, cho dù xu hướng này là tốt hay xấu hay quá chung chung thì các cuộc tranh luận xung quanh thuật ngữ này vẫn tiếp tục gia tăng, nhưng ít nhất chúng ta đã đi một chặng đường dài kể từ khi phong trào chống toàn cầu hóa nổ ra cũng như trong suốt các cuộc phản đối WTO ở Seattle vào năm 1999.

Ngày nay, không còn quá xa lạ để nghe thấy những cụm từ phổ biến hơn như: chống chủ nghĩa tư bản, chống thương mại tự do, chống các hoạt động gián điệp, chống nhập cư... Hãy tìm hiểu sâu hơn; có rất nhiều mặt của cùng một vấn đề.


Lê Hoàng

Những cuộc đàm phán ngoại giao dang dở (Phần cuối)
Những cuộc đàm phán ngoại giao dang dở (Phần cuối)

Năm 2014 là thời gian khó khăn đối với các nhà ngoại giao quốc tế trong việc tiến hành những cuộc thương lượng hòa bình.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN