Sau những thay đổi trong chính sách Syria của Mỹ

Tình hình tại Syria đã thay đổi, do đó Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết định chấp thuận để Iran ngồi cùng bàn đàm phán hòa bình và triển khai lực lượng đặc nhiệm tới hỗ trợ người Kurd ở Syria. Tờ "Người Hướng dẫn Khoa học đạo Cơ đốc" (Mỹ) mới đây đã đăng bài viết với nhận định rằng hai động thái nói trên đã phơi bày hoàn toàn tính thực dụng trong chính sách đối ngoại của Mỹ.


Ngày 30/10, Mỹ đã ngồi cùng Iran bên bàn đàm phán quốc tế về vấn đề Syria sau nhiều năm phản đối việc trao cho Teheran bất kỳ vai trò ngoại giao nào trong nỗ lực chấm dứt cuộc nội chiến Syria. Cùng ngày, Nhà Trắng thông báo triển khai khoảng 50 lính biệt kích tới miền Bắc Syria - một động thái làm đảo lộn cam kết mà Tổng thống Obama đưa ra hơn một năm trước rằng sẽ không cử bất kỳ binh sĩ nào tới tham chiến trên bộ ở Syria.

Hai cha con một người đàn ông tàn tật đi qua khu nhà đổ nát do bom đạn ở phía Đông thủ đô Damascus.

Cả hai động thái trên cho thấy Mỹ phải thừa nhận rằng tình hình thực địa đã thay đổi cả trên mặt trận quân sự và ngoại giao, do đó cần có những cách tiếp cận mới. Lực lượng đặc nhiệm sẽ đảm nhận nhiệm vụ cố vấn và phối hợp cùng lực lượng người Kurd và một số lực lượng đối lập khác đang chiếm giữ vùng lãnh thổ từng thuộc sự kiểm soát của lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Ngoài việc triển khai binh sĩ, Nhà Trắng cũng sẽ tăng cường máy bay chiến đấu tới Thổ Nhĩ Kỳ để đẩy mạnh các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu của IS.

Trong khi đó, việc chấp nhận Iran ngồi vào bàn đàm phán về Syria chứng tỏ Mỹ đã thừa nhận thực tế rằng cuộc nội chiến đã bước sang năm thứ năm của Syria không thể giải quyết được nếu không có sự tham gia của Iran. Trong bối cảnh những tháng gần đây Iran tăng cường can dự vào cuộc nội chiến Syria, chính quyền Obama xem ra đã rút ra kết luận rằng sự hiện diện của Iran trong cuộc chiến Syria đã trở nên quá lớn, đến mức không thể gạt Iran ra khỏi nỗ lực ngoại giao được nữa.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Mỹ kỳ vọng Iran đóng vai trò tích cực trong các cuộc đàm phán về Syria, hay Mỹ kỳ vọng Iran đột ngột ngừng ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Thay vào đó, Mỹ chuyển sang chấp nhận sự tham dự của Iran là vì muốn thăm dò lập trường ngoại giao của nước này cũng như muốn tìm phương án mới để chấm dứt cuộc nội chiến Syria.

Cuộc đàm phán có vẻ diễn ra suôn sẻ, đưa ra được cam kết rằng sẽ nỗ lực đạt được một lệnh ngừng bắn và rằng các bên tham gia tiến trình quá độ chính trị do LHQ bảo trợ tại Syria được phép bầu ra nhà lãnh đạo mới. Các cường quốc sẽ lại nhóm họp trong 2 tuần tới để tiếp tục thảo luận. Tuy nhiên, họ không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào về vấn đề gây tranh cãi chính: Tương lai chính trị của Tổng thống Assad.

Giới phân tích cho rằng việc chấp nhận Iran và Syria cùng ngồi vào bàn đàm phán có lẽ là sự chấp nhận thực tế, chứ không hẳn là ý tưởng hay. Wayne White, cựu chuyên gia phân tích tình báo khu vực Trung Đông của Bộ Ngoại giao Mỹ, cho rằng việc chấp nhận ngồi cùng bàn đàm phán với Iran đồng nghĩa với việc Washington bỏ qua tất cả những rắc rối mà Iran gây ra cho Mỹ tại khu vực trong nhiều thập niên qua, đặc biệt là tại Iraq.

Ông White nhấn mạnh: "Trong những năm qua, Iran chưa bao giờ đóng vai trò tích cực tại Syria và Iraq, do đó tôi không thể hiểu nổi tại sao chính quyền lại đưa ra ý tưởng rằng người Iran đã thay đổi, hành xử biết điều hơn và tham gia có trách nhiệm vào tiến trình quá độ chính trị ở Syria.
TTK
Iran dọa rút khỏi tiến trình đàm phán về Syria
Iran dọa rút khỏi tiến trình đàm phán về Syria

Iran tuyên bố sẽ rút khỏi các cuộc đàm phán hòa bình về Syria nếu nhận thấy tiến trình này không mang tính xây dựng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN