Putin cũng không thể cản người Nga nếu có nội chiến tại Ukraine

Phóng viên Chris Uhlmann của tổ hợp truyền thông ABC (Australia) đã phỏng vấn ông Alexander Nekrassov, cựu cố vấn điện Kremlin, về khả năng Nga có đưa quân sang Ukraine hay không và nhiều vấn đề nóng bỏng khác liên quan đến cuộc khủng hoảng tại quốc gia Đông Âu này.

 

Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

Hỏi: Phương Tây đang nói rằng lính Nga đã có mặt tại những điểm bất ổn ở miền đông Ukraine. Điều đó có đúng không?

Trả lời:
Chính phủ Nga đã nhiều lần và mới đây nhất ngoại trưởng Lavrov nhắc lại một lần nữa là: Nga không có hiện diện ở miền đông Ukraine, không có bất kì một binh sĩ, nhân viên tình báo hay lính đánh thuê nào của Nga.

Cựu cố vấn điện Kremlin Alexander Nekrassov trong một lần trả lời phỏng vấn về khủng hoảng Ukraine trên kênh truyền hình CNN.


Điều cần chú ý nhất trong cuộc khủng hoảng lần này là cả Nga và phương Tây đều không thể thúc đẩy một cuộc Chiến tranh Lạnh nữa. Cái giá cho việc phát động một cuộc chiến tranh lạnh là rất đắt. Chiến tranh nóng thì tốn kém hơn, nhưng chiến tranh lạnh thì cũng rất tốn kém.

Điểm thứ hai, Nga sẽ phải trả một cái giá quá đắt mà không hề mong muốn khi điều quân tới đông Ukraine. Đơn giản là vì chính người Mỹ đã nếm trải hệ quả này sau những rắc rối gặp phải ở Iraq và Afghanistan. Một lần nữa tôi nói là sẽ phải chi phí rất lớn để xâm lấn một nước khác, vì bạn không chỉ duy trì quân, mà còn phải hỗ trợ cả cư dân địa phương.

Đó là lý do tại sao kịch bản Ukraine lâm vào nội chiến sẽ là điều tồi tệ nhất với Nga - như những gì chúng ta đang thấy. Và Nga sẽ phải hành động theo một cách thức nào đó để bảo vệ cộng đồng người Nga ở miền đông. Đó là kịch bản xấu nhất đối với Putin và điện Kremlin.

Hỏi: Và một số người ở phương Tây nói rằng đó là tiền đề để Nga hành động ở phía đông?

Trả lời: Ồ, đôi khi các nhà bình luận phương Tây thường đưa ra những phát biểu lạ thường. Nga được lợi lộc gì khi châm ngòi căng thẳng, kích động bạo lực và thậm chí là cả một cuộc nội chiến ở một quốc gia láng giềng - nơi cũng bao hàm cả lợi ích của Nga. Đó là lý do tôi tuyệt đổi phủ nhận các cáo buộc về sự can dự của Nga riêng về cuộc khủng hoảng này.

Hỏi: Nếu chính quyền Ukraine quyết chống lại những người dân mà họ gọi là quân khủng bố đang chiếm giữ các tòa nhà chính quyền, xuất hiện bạo lực ở miền đông, ông có nghĩ đây sẽ là tình huống buộc Nga phải can dự?

Binh sĩ Ukraine tại một chốt gác ở Kharkov. Ảnh: Reuters


Trả lời: Rõ ràng, nếu đổ máu ở miền đông, tôi cho là tổng thống Putin sẽ buộc phải có cách thức nào đó. Tôi nghĩ là điều mà người phương Tây không hiểu hết chính là: Có những tình cảm mạnh mẽ trong máu của người Nga. Ukraine không phải là một nước xa lạ, đó là nước có những sợi dây ràng buộc về văn hóa, chính trị, gia đình xuyên qua hàng thế kỉ. Vì thế, Nga sẽ không thể ngồi im nếu có chuyện gì đó xảy ra ở Ukraine.

Vậy nên, ngay cả khi tổng thống Putin nói rằng ông sẽ không sử dụng đến các giải pháp kiểu như đưa quân sang khi xảy ra đổ máu ở Ukraine, thì tôi có thể nói rằng chính ông ấy có thể cũng không kiểm soát được tình hình. Bởi vì sẽ có những người Nga tình nguyện vượt biên giới, sang sánh vai chiến đấu cùng với những người Ukraine gốc Nga. Đó sẽ là tình huống rất nguy hiểm.

Hỏi: Thế còn việc phương Tây tuyên bố là Tổng thống Putin nói là ông muốn thấy việc xây dựng lại Liên bang Xô Viết thì sao?

Trả lời: Tổng thống Putin chưa bao giờ nói rằng ông ấy muốn gây dựng lại Liên bang Xô Viết, đơn giản là vì điều đó là không thể. Không có cách nào để Liên Xô có thể tái hiện?

Hỏi: Liệu có phải ông ấy nghĩ về một nước Nga rộng lớn hơn nước Nga hiện tại?

Trả lời: Bởi vì một số chính trị gia phương Tây đã bóc tách từ ngữ của ông ấy khỏi bối cảnh cụ thể để khẳng định rằng Putin đang có kế hoạch xâm lấn các nước Baltics, Ba Lan… Nga không có đủ sức mạnh – sức mạnh quân sự và tài chính, để tạo dựng một đế chế.

Giờ thì cũng phải chú ý đến một khía cạnh khác liên quan đến cuộc khủng hoảng này. Đó là tình cảnh kinh tế tại Liên minh châu Âu và Mỹ. Nếu anh nhìn vào 7 nước công nghiệp phát triển, họ đang thật bết bát, tất cả đều vỡ nợ. Tổng số nợ của 7 nước này là hơn 30.000 tỉ USD và còn tiếp tục tăng. Dĩ nhiên chúng ta hiểu rằng khi lâm vào suy thoái kinh tế và không biết làm cách nào để giải quyết, họ sẽ hướng điểm nóng ra bên ngoài bằng những công cụ ngoại giao nguy hiểm. Đó là gì mà chúng ta đang chứng kiến.

Mỹ đang đối mặt với nguy cơ sụp đổ kinh tế, họ tỏ rõ vẻ hiếu chiến trên khắp thế giới và châu Âu cũng vậy. Một số người thích chế giếu ở Nga nói là Mỹ cần đến một cuộc chiến tranh lớn. Tôi nghĩ cách thức khả dĩ nhất để giải quyết tình hình hiện nay là mọi người cần phải lùi lại, vì tất cả những ngôn từ hiếu chiến sẽ chẳng thể giúp được ai.

Tôi khuyên là cần phải có thảo luận, và thực sự tôi đã chuyển thông điệp này tới chính phủ tạm quyền Kiev qua một phái đoàn Ukraine có đến London này. Là cựu cố vấn điện Kremlin, tôi gợi ý họ cần phải hoãn cuộc bầu cử vào tháng 5 tới, tạo lập một chính phủ đoàn kết, vì chính phủ hiện tại không phải là chính phủ như thế; và phải khởi động đối thoại với các khu vực miền đông về quyền tự trị. Điều này sẽ giúp hạ nhiệt tình hình và là cách thức duy nhất đúng. Nếu họ sử dụng vũ lực, đó sẽ là nội chiến.


Hoài Thanh (ABC)

Xe tăng hạng nặng Ukraine rầm rập bao vây Slavyansk
Xe tăng hạng nặng Ukraine rầm rập bao vây Slavyansk

Hàng loạt xe tăng và xe thiết giáp của lực lượng vũ trang Ukraine đang rầm rập bao vây thành phố Slavyansk, một trong những điểm nóng ở miền đông nước này, trong bối cảnh Kiev đã cho tấn công tái chiếm căn cứ không quân ở thị trấn Kramatorsk gần đó.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN