Nga cần tiến hành chính sách kinh tế mới

Các nhà xã hội học tại Nga cho rằng hiện có không ít người dân Nga không hài lòng với chính sách kinh tế của đất nước.

Trong khi đó, Trung tâm nghiên cứu dư luận Nga (VTsIOM) cho biết hai phần ba dân Nga ủng hộ cần phải có một chính sách kinh tế mới (NEP). Nga cần một nền công nghiệp mới, cần hỗ trợ cho khoa học và giáo dục, đồng thời cần giảm chi tiêu chính phủ.

Khách hàng lựa chọn hoa quả tại một siêu thị ở Moskva (Nga). Ảnh: THX/ TTXVN

Đây là danh mục những việc quan trọng đầu tiên cần làm, nhằm chống khủng hoảng kinh tế, mà người dân Nga khuyến nghị tới Thủ tướng Chính phủ Dmitry Medvedev.

Trong khi đó, hiện tại chính phủ Nga chưa đề ra được bất cứ kế hoạch cụ thể nào để phát triển công nghiệp, thay thế nhập khẩu vốn đang bị đình trệ. Thậm chí Trung tâm Levada còn ghi nhận tâm trạng hoài nghi liệu rằng chính phủ có đủ tiền dự trữ để bảo đảm tình hình ổn định trong vòng 1 năm rưỡi đến 2 năm nữa hay không.

Có 65% trong số 1.600 người tham gia cuộc điều tra do VTsIOM tiến hành mới đây, cho rằng Nga cần thay đổi, cần có một Chính sách kinh tế mới thì chỉ có 20% người được hỏi tin rằng chính phủ đang hành động đúng. 26% số khác cho rằng để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế, trước hết chính phủ cần nền công nghiệp mới và chú trọng phát triển khoa học, giáo dục.

20% số người khẳng định chính phủ cần cắt giảm chi tiêu ngân sách... Ngoài ra, dân chúng Nga đặc biệt quan tâm và cho rằng chính phủ cần cải cách thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển ngành ngân hàng, hạn chế kim ngạch ngoại hối.

Các nhà xã hội học ghi nhận chính quyền Nga làm đúng khi tìm cách thay thế nhập khẩu bằng các sản phẩm trong nước. Điều đó góp phần hồi sinh các nhà sản xuất Nga.

Các cuộc điều tra cũng cho thấy khoảng một nửa số người Nga tin vào sự trấn an của Tổng thống Vladimir Putin rằng "cuộc khủng hoảng sẽ kéo dài hai năm" và "cần phải chịu đựng".

Điều tra cũng cho thấy nhiều người Nga không hình dung nổi đâu là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Một nửa tin rằng chính phủ có thể đối phó với cuộc khủng hoảng, và 43% trả lời "không".

Theo các chuyên gia, các cuộc thăm dò ý dân gần đây cho thấy một thực tế là người Nga đều nhận thức được sự cần thiết phải cải cách cơ cấu và cần có một NEP. Đồng thời, các chuyên gia tin rằng nhiều người Nga hiện đang giám sát rất chặt chẽ tất cả các chương trình nghị sự kinh tế. Đơn giản là vì họ thấy rõ lỗ hổng trong điều hành kinh tế của chính phủ đang trực tiếp ảnh hưởng tới họ, từ việc giảm thu nhập, giá cả tăng, trong khi chất lượng hàng hóa lại giảm.

Quế Anh (P/v TTXVN tại Nga)
Bài toán kinh tế trong quan hệ giữa Nga với các đồng minh
Bài toán kinh tế trong quan hệ giữa Nga với các đồng minh

Năm 2015, nước Nga tiếp tục chìm trong cuộc suy thoái thứ hai trong vòng 6 năm qua, và hầu như không ai dám lạc quan hy vọng rằng cuộc suy thoái đó sẽ sớm chấm dứt.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN