Mỹ lợi dụng khủng hoảng Ukraine làm sụp đổ Nga theo kịch bản Liên Xô

Bất ổn Ukraine hiện nay hay xung đột ở Gruzia, Caucasus trước đây đều là những hệ quả trực tiếp của chính sách “bài Nga” mà chính quyền Mỹ theo đuổi - Cựu giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) nhận định.

Mới đây, trả lời phỏng vấn tờ Rossiiskaya Gazeta (Nga), ông Nikolai Patrushev, người đứng đầu FSB giai đoạn 999 - 2008 và hiện là Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga, nói rằng, bản kế hoạch “bài Nga” do giới phân tích tình báo Mỹ tạo lập từ những năm 1970 và được thực hiện bởi các cơ quan  mật vụ Mỹ, dựa trên chính sách “Chiến lược về những điểm yếu” được Cố vấn ANQG Mỹ Zbigniew Brzezinski phác thảo.

“CIA kết luận rằng vị trí dễ bị tổn thương nhất của Nga là nền kinh tế. Sau khi thiết lập các mô hình chi tiết, các chuyên gia Mỹ xác định rằng nền kinh tế của Liên Xô bị phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu năng lượng. Từ đó, họ đã triển khai một chiến lược kích động phá sản tài chính và kinh tế của Liên Xô, với việc nguồn thu ngân sách bị giảm mạnh, trong khi các chi phí khác lại tăng vọt thông qua nhiều lá bài có tổ chức từ bên ngoài,” ông Patrushev nói với phóng viên.

Ông Nikolai Patrushev, Thư ký Hội đồng An ninh Nga, cựu Giám đốc FSB. Ảnh: RIA Novosti.


Hậu quả là giá dầu sụt giảm, chạy đua vũ trang, cuộc chiến ở Afghanistan cùng với phong trào chống chính phủ ở Ba Lan… Tất cả đưa đến kết cục làm tan rã Liên bang Xô Viết. Mọi nhân tố này đều có sự tác động ảnh hưởng từ Mỹ.

Chính sách thù địch chống Liên Xô vẫn tiếp diễn trong kỉ nguyên hiện đại, nhưng lần này mục tiêu là Liên bang Nga - nước duy nhất trên thế giới sở hữu lượng vũ khí hạt nhân đủ sức chống lại Mỹ. “Các chiến lược gia Mỹ đã nhận thấy giải pháp thực thi ý đồ này với mục tiêu cuối cùng là phá tan khả năng quản lý nhà nước ở nước Nga, với hệ quả kéo theo là sự tan rã về mặt lãnh thổ”, ông Patryshev tiết lộ.

Kế hoạch mới đã được hồi sinh, với việc Mỹ hỗ trợ quân ly khai Chechen, nhưng nó đã thất bại sau đòn đáp trả của Tổng thống Putin, quan chức này cho hay. Thế nhưng, CIA chưa bao giờ từ bỏ chiến lược này và luôn chờ cơ hội để sử dụng nó. Thế đối đầu Nga - Mỹ gia tăng sau cuộc xung đột năm 2008 tại Gruzia. Cuộc chiến này gây quan ngại cho Washington, vì nó cho thấy Nga quyết tâm khẳng định vị thế cường quốc hang đầu trong thế kỉ 21.

Cựu Giám đốc FSB nói rằng, những diễn biến gần đây ở Ukraine, trong đó có việc đảo chính, lật đổ cựu Tổng thống Viktor Yanukovich, cũng là do can dự của tình báo Mỹ. “Cuộc đảo chính tại Kiev đã được thực hiện với sự hỗ trợ từ phía Mỹ, sử dụng một kế hoạch cổ điển đã từng được thử nghiệm ở Mỹ Latinh, châu Phi và Trung Đông. Nhưng chưa bao giờ mà lợi ích của nước Nga lại bị đụng chạm nhiều như lần này”, ông  Patryshev bình luận.

Dựa trên các phân tích tình báo, cựu Giám đốc FSB nói rằng, người Mỹ đang kích động Nga có các bước đi đáp trả và họ đang theo đuổi các mục tiêu giống hệt trong những năm 1980 nhằm vào liên Xô; Mỹ đang tìm kiếm "điểm yếu" của nước Nga. Khi được hỏi mục tiêu cuối cùng mà chính sách kia nhắm đến là gì, ông Patrushev bình luận, Mỹ muốn nắm giữ lãnh thổ và các nguồn tài nguyên khoáng sản của Nga.


Hoài Thanh (Theo RT)

Quan hệ Nga-Mỹ ‘chết’ trước khủng hoảng Ukraine
Quan hệ Nga-Mỹ ‘chết’ trước khủng hoảng Ukraine

Quan hệ Nga - Mỹ đã “chết” từ trước khi nổ ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Đó là phát biểu của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 19/10.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN