Mục đích Trung Quốc tập trung hóa chỉ huy quân đội

Bộ Chỉ huy thống nhất quân đội của Trung Quốc sẽ được thành lập nhằm cải thiện khả năng tác chiến và củng cố năng lực chỉ huy giữa các đơn vị trong hệ thống quốc phòng của nước này, tờ Nhân dân Nhật báo mới đây cho biết.


Tàu chiến hải quân Trung Quốc.


Trung Quốc đã và đang “tăng tốc” hiện đại hóa lực lượng quân sự của mình, nhưng theo các chuyên gia quân sự, các đơn khác nhau của quân đội nước này vẫn duy trì tính độc lập cao với nhau, khiến cho sự kiểm soát của trung ương và các nỗ lực phối hợp tác chiến gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc sử dụng có hiệu quả các hệ thống vũ khí hiện đại và đây cũng là thách thức chủ yếu của Bắc Kinh.

Việc tái tổ chức các quân khu sẽ đánh dấu sự chuyển đổi, từ lực lượng quân sự định hướng phòng thủ hiện nay - vốn chủ yếu dựa vào lục quân - sang một lực lượng quân sự đảm bảo tính cơ động và sự quản lý hợp nhất đối với hải, lục, không quân và các đơn vị tên lửa chiến lược. Tờ Nhân dân Nhật báo cho biết hải quân có thể là ưu tiên hàng đầu trong Bộ Chỉ huy tác chiến liên quân mới.

Bắc Kinh cũng đang chế tạo các tàu ngầm, tàu chiến và các tên lửa hành trình chống tàu mới như là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa quân đội của mình. Nước này cũng đã ứng dụng thử nghiệm công nghệ mới nhằm tiêu diệt các tên lửa ở tầm trung.

Theo chuyên gia quân sự Nhạc Cương, cuộc cải cách quân sự lần này cho thấy rằng các bộ tư lệnh khu vực sẽ được giao cho nhiều quyền hành hơn, trong khi cơ quan hoạch định chính sách quân sự tối cao của PLA là Quân ủy Trung ương (CMC) do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đứng đầu, sẽ tập trung vào việc vạch ra các mục tiêu chiến lược lớn, bao gồm các mục tiêu chiến lược cho việc sử dụng các tàu sân bay.

Trung Quốc đang xem xét việc tổ chức lại 7 quân khu (còn gọi là đại quân khu) của nước này thành 5 quân khu trong một nỗ lực nhằm đối phó nhanh chóng hơn với một cuộc khủng hoảng. Theo đó, mỗi một quân khu mới sẽ thành lập một bộ tư lệnh chỉ huy các hoạt động chung, bao gồm các hoạt động của lục quân, hải quân và không quân cũng như đơn vị tên lửa chiến lược.

"Thiết lập hệ thống chỉ huy thống nhất là một yêu cầu cơ bản trong một kỷ nguyên thông tin, và quân đội đã đưa ra chương trình tích cực trong vấn đề này", trang mạng xuất bản bằng tiếng Anh của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết trong một thông báo nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.


Tuy nhiên, các lực lượng trên của nước này phần lớn chưa được kiểm tra trong các tình huống chiến đấu thực tế và Bắc Kinh không có kinh nghiệm tiến hành các loại hoạt động phối hợp tác chiến phức tạp như Mỹ đã thực hiện ở những nơi như Iraq. "Việc hiện đại hóa hải quân cũng như tái cơ cấu quân đội của Trung Quốc  đều cần phải có thời gian”, Lin Dong, chuyên gia quân sự thuộc Học viện Quốc phòng Trung Quốc nói.


CT (Theo Reuters)
Tàu phá băng Trung Quốc mắc kẹt ... trong băng
Tàu phá băng Trung Quốc mắc kẹt ... trong băng

Sau khi giải cứu thành công các hành khách trên tàu Akademik Shokalskiy của Nga mắc kẹt hơn một tuần qua tại Nam Cực, chính chiếc tàu phá băng Tuyết Long của Trung Quốc lại rơi vào tình huống tương tự khi bị mắc kẹt trong băng.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN