Một năm sôi nổi trong quan hệ Việt - Pháp

Năm 2023 được đánh dấu với rất nhiều thành tựu đối ngoại giúp Việt Nam ngày càng được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Trong các cuộc trò chuyện của phóng viên TTXVN tại Paris với những người bạn Pháp và quốc tế, các ý kiến đều đánh giá mối quan hệ Việt - Pháp đã có một năm sôi nổi với nhiều sự kiện lớn, trong khi Việt Nam cũng có nhiều đóng góp tích cực trong Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).

Chú thích ảnh
Hội hữu nghị Việt - Pháp thành phố Hà Nội giao lưu, liên hoan ca nhạc. Ảnh: TTXVN phát

Thượng nghị sĩ Jérémy Bacchi, ủy viên Hội đồng Quốc gia Đảng Cộng sản Pháp (PCF), Bí thư đảng bộ PCF tỉnh Bouches-du-Rhône, bày tỏ rất vui mừng khi nhận thấy trong nửa thập kỷ vừa qua, hai nước và hai dân tộc Pháp và Việt Nam không những đã duy trì mà còn không ngừng phát triển mối quan hệ hữu nghị bền chặt về mọi mặt, cả kinh tế và văn hóa.

Chú thích ảnh
Thượng nghị sĩ Jérémy Bacchi, ủy viên Hội đồng Quốc gia Đảng Cộng
sản Pháp (PCF), Bí thư đảng bộ PCF tỉnh Bouches-du-Rhône.

Theo ông Bacchi, năm 2023 có nhiều hoạt động để kỷ niệm mối quan hệ song phương, góp phần tăng cường tình hữu nghị, qua đó giúp nước Pháp và nhân dân Pháp hiểu thêm về văn hóa Việt Nam, về lịch sử anh hùng của nhân dân Việt Nam, cũng như sự lạc quan tuyệt vời của người Việt Nam trong quá trình nỗ lực thực hiện các mục tiêu đề ra.

Về phần mình, ông François Corbin, Phó Chủ tịch MEDEF International kiêm Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Pháp - Việt thuộc MEDEF, chia sẻ ông thực sự ấn tượng về sự năng động của Việt Nam, về sự tăng trưởng mà đất nước này đã đạt được trong những năm qua.

Chú thích ảnh
Ông François Corbin, Phó Chủ tịch MEDEF International kiêm Chủ tịch
Hội đồng Doanh nghiệp Pháp - Việt thuộc MEDEF.

Ông tin tưởng rằng với sức tăng trưởng hiện nay, Việt Nam sẽ còn tiếp tục phát triển trong những năm tới. Ông đánh giá Việt Nam có những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có nhu cầu cao về phát triển cơ sở hạ tầng, có một tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo, cũng như mối quan tâm lớn tới bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu. Ông khẳng định là các doanh nghiệp Pháp có đầy đủ khả năng và mong muốn phát triển hợp tác với các doanh nghiệp và lãnh đạo Việt Nam để cùng nhau hướng tới một tương lai thịnh vượng chung.

Trong khi đó, bà Hélène Luc, Thượng nghị sĩ Danh dự Pháp, nguyên chủ tịch Hội hữu nghị Pháp - Việt, trích dẫn nhận định sâu sắc của Tổng thống Pháp Jacques Chirac trong chuyến thăm Việt Nam năm 2004: “Tiếng nói của Việt Nam đã chạm đến trái tim của người Pháp”; 18 năm sau, khi Chủ tịch Thượng viện Pháp Gérard Larcher thăm Việt Nam năm 2022 cũng nhắc lại điều này.

Chú thích ảnh
Bà Hélène Luc, Thượng nghị sĩ Danh dự Pháp, nguyên chủ tịch Hội hữu
nghị Pháp - Việt.

Bà Luc cho biết những lời nhận xét đó đã nói lên tất cả tình cảm mà hai dân tộc dành cho nhau. Bà bày tỏ hy vọng và mong muốn tiếng nói này sẽ ngày càng mạnh mẽ để tình hữu nghị giữa hai dân tộc Pháp và Việt Nam tiếp tục phát triển hơn nữa.

Nhận định Việt Nam là đất nước có nền văn hóa rất phong phú, có nhiều dự án về giáo dục và môi trường, ông Jonathan Baker chia sẻ ông rất vui khi nhận nhiệm vụ đại diện của UNESCO tại Việt Nam. Theo kế hoạch, ông Baker sẽ phụ trách bộ phân khoa học thuộc văn phòng khoa học và văn hóa châu Âu của UNESCO, đảm nhiệm vị trí Trưởng đại diện của UNESCO tại Việt Nam từ tháng 1/2024.

Chú thích ảnh
Ông Jonathan Baker, Phụ trách bộ phân khoa học thuộc văn phòng khoa
học và văn hóa châu Âu của UNESCO, sẽ đảm nhiệm vị trí Trưởng đại diện của
UNESCO tại Việt Nam từ tháng 1/2024.

Theo đánh giá của ông Baker, Việt Nam có một nền văn hóa rất phong phú đã được UNESCO công nhận, không chỉ là di sản vật thể và phi vật thể, mà còn cả trong lĩnh vực khác như công viên địa chất, hay khu dự trữ sinh quyển. Những tiềm năng hợp tác giữa hai bên không chỉ giới hạn trong việc bảo tồn di sản, mà cả trong giáo dục và khoa học, môi trường vì sự phát triển bền vững. UNESCO và Việt Nam đã hợp tác với nhau trong lĩnh vực giáo dục, nhiều dự án đã được triển khai hiệu quả ở nhiều địa phương trong những năm qua.

Về môi trường, Việt Nam cũng là một trong những đối tác tích cực nhất, đặc biệt trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, hay gìn giữ nguồn nước và hải dương, thông qua các dự án hợp tác với UNESCO. Trưởng đại diện của UNESCO tại Việt Nam khẳng định Việt Nam là một quốc gia có sự phát triển bùng nổ về kinh tế, mong rằng Việt Nam sẽ là một điểm sáng trong khu vực và trên thế giới về sự gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh - xã hội, bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường.

Ông cũng hy vọng trong rất nhiều cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO thời gian tới, hai bên sẽ cùng chung tay xây dựng thành công các chương trình trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục và khoa học. Ông nhấn mạnh, trong bối cảnh vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu đang đặt ra cả những thách thức và cơ hội hợp tác, cần phát huy sự đa dạng cũng như mọi nguồn lực vì sự phát triển bền vững toàn cầu.

Nguyễn Thu Hà (TTXVN)
Thúc đẩy hợp tác Việt - Pháp, xây dựng nền công vụ công tâm, khách quan, liêm chính
Thúc đẩy hợp tác Việt - Pháp, xây dựng nền công vụ công tâm, khách quan, liêm chính

Sáng 1/12, tiếp Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi và Công vụ Pháp Stanislas Guérini đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, chuyến thăm của Bộ trưởng diễn ra vào những mốc thời gian quan trọng trong quan hệ song phương. Năm 2023 là năm hai nước Việt Nam - Pháp cùng nhau kỷ niệm 50 thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm Đối tác chiến lược.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN