Hậu quả khó lường từ cuộc chiến giữa ông Trump và nhánh tư pháp Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã vướng vào một cuộc đối đầu với hệ thống tòa án khi mới nhậm chức được hai tuần, dự báo một cuộc chiến pháp lý nhiều năm khi chính quyền của ông Trump quyết tâm xóa bỏ trật tự hiện hành, gây sức ép lên nhánh tư pháp.

Quan tòa Robart (trái) và ông Trump.

Các luật sư của chính quyền Mỹ được lệnh nộp báo cáo về việc bảo vệ sắc lệnh tạm thời của ông Trump liên quan tới cấm người tị nạn và cấm người dân từ 7 quốc gia nhiều người Hồi giáo vào nước Mỹ. Một tòa án phúc thẩm ở California hôm 5/1 đã bác bỏ khôi phục lệnh cấm sau khi một tòa án cấp thấp hơn ra quyết định phong tỏa lệnh cấm của ông Trump trên toàn quốc.

Trong khi người dân từ các nước bị ông Trump cấm vào Mỹ đang chật vật tìm cách vào Mỹ thì ông Trump trong ngày thứ hai liên tiếp đã bày tỏ sự giận dữ với vị quan tòa liên quan tới vụ việc James Robart, cáo buộc ông khiến an ninh quốc gia lâm nguy.

Thậm chí, ông Trump còn lên Twitter để cáo buộc “phủ đầu” vị quan tòa: “Không thể tin một quan tòa lại đưa đất nước chúng ta vào một mối hiểm họa như vậy”. Trước đó, ông Trump nói: “Nếu có điều gì xảy ra, hãy đổ lỗi cho ông ta và hệ thống tòa án”.

Phó Tổng thống Mike Pence đã bảo vệ quan điểm của ông Trump. Tuy nhiên, các luật sư và nghị sĩ thuộc cả hai đảng cho rằng bình luận của ông Trump cho thấy ông thiếu tôn trọng hệ thống hiến pháp Mỹ về kiểm soát và cân bằng giữa các nhánh quyền lực.

Các nghị sĩ Cộng hòa cùng với phe Dân chủ đã chỉ trích ông Trump. Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, lãnh đạo phe đa số Cộng hòa tại Thượng viện, nói: “Tôi cho rằng tốt hơn hết là tránh chỉ trích cá nhân các quan tòa”.

Nhà Trắng không có bằng chứng nào chứng minh nhận định của ông Trump rằng khủng bố sẽ đổ vào Mỹ vì quyết định của quan tòa “đóng băng” sắc lệnh cấm nhập cư. Từ ngày 11/9/2001, chưa có người Mỹ nào thiệt mạng trên đất Mỹ bởi một người nhập cư từ 7 nước bị ông Trump liệt vào dạng cấm.

The tờ New York Times, cuộc tranh luận về sắc lệnh nhập cư một lần nữa lại khơi dậy những vấn đề kinh nghiệm chính trị của ông Trump. Vốn là một doanh nhân chưa từng nắm vị trí gì trong chính quyền, ông Trump đã cho thấy trong những ngày đầu nhậm chức là ông thích cách tiếp cận hành động mạnh mẽ, không quan tâm mấy tới hai nhánh khác là lập pháp và tư pháp. 

Trong khi Quốc hội do phe Cộng hòa kiểm soát có xu hướng phục tùng ông Trump thì nhánh tư pháp có thể trở thành trở ngại chính của ông.

Các nghị sĩ Dân chủ và một số nghị sĩ Cộng hòa cho rằng cuộc công kích của ông Trump nhằm vào hệ thống tòa án sẽ làm ảnh hưởng tới việc ông đề cử quan tòa Neil M. Gorsuch vào Tòa án Tối cao, cũng như tác động đến quan hệ của tổng thống với Quốc hội.

Trước đây, các tổng thống cũng xung đột với nhánh tư pháp như Tổng thống Franklin Roosevelt, Richard Nixon và Bill Clinton. Hai tổng thống trước ông Trump cũng xung đột với tòa án về giới hạn quyền lực của tổng thống. 

Tòa cho rằng ông George W. Bush vượt quá quyền hạn khi bác bỏ nguyên tắc xét xử công bằng với nghi can khủng bố; cho rằng ông Barack Obama đã sử dụng quyền mà mình không có để cho phép hàng triệu người nhập cư không giấy tờ hợp lệ được ở lại Mỹ.

Quan tòa James Robart thuộc một tòa án liên bang ở Seattle do ông Bush chỉ định hôm 3/1 đã ra lệnh ngừng trên toàn quốc sắc lệnh của ông Trump về việc cấm nhập cư. 

Chính quyền Mỹ ngay lập tức đề nghị Tòa án Kháng cáo Khu vực 9 lật ngược phán quyết của ông Robart nhưng tòa này đã bác yêu cầu, đồng thời đề nghị chính quyền ông Trump nộp báo cáo về sự việc. Tòa sẽ ra phán quyết trong vài ngày tới.

Đây không phải lần đầu tiên ông Trump chỉ trích một quan tòa ra phán quyết chống lại mình. Khi là ứng cử viên tổng thống năm 2016, ông đã xung đột với quan tòa xử vụ sinh viên trường Đại học Trump kiện ông gian lận.

Tuy nhiên, ông Bartholomew J. Dalton, Chủ tịch Hội đồng Luật gia Mỹ, một đương kim tổng thống có những chỉ trích về một vị quan tòa nào đó là điều bất bình thường và có thể ảnh hưởng tới sự độc lập của nhánh tư pháp vốn là xương sống của nền dân chủ hiến pháp Mỹ.

Tới nay, chính quyền của ông Trump vẫn tuân thủ lệnh của quan tòa Robart. Tuy nhiên, theo nhận định của tờ Washington Post, cách ông Trump phản ứng dữ dội ông Robart khiến dư luận lo ngại khả năng ông sẽ không tuân thủ lệnh của tòa.

Thùy Dương
Sắc lệnh của ông Trump bị 'đóng băng' trên đường tới Toà án tối cao
Sắc lệnh của ông Trump bị 'đóng băng' trên đường tới Toà án tối cao

Sắc lệnh hành pháp cấm người tị nạn và người nhập cư từ 7 nước Hồi giáo chiếm đa số nhập cảnh vào Mỹ của tân Tổng thống Donald Trump có thể sẽ được đưa ra Toà án Tối cao.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN