Hai năm sau chiến tranh, Libya chưa hề yên ổn

Đầu tháng 11 này đánh dấu hai năm kết thúc cuộc chiến tranh do Mỹ và NATO tiến hành ở Libya nhằm thay đổi một chế độ vốn không ưa Mỹ. Cuộc chiến tranh này kéo dài gần 8 tháng và đã đạt được mục tiêu là lật đổ chế độ của Đại tá Moammar Gaddafi.

Ngay sau cái chết của ông Gaddafi, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã khẳng định rằng sự kiện này sẽ cho ra đời một đất nước Libya “mới và dân chủ”.
Tuy nhiên, theo nhận định của tờ "Trung Đông”, hai năm sau, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy một đất nước Libya như vậy.

Hình ảnh mới của Libya không khác hình ảnh cũ trong cuộc chiến tranh là mấy. Ảnh: foreignpolicy.com


Bị quân đội Mỹ và các đồng minh châu Âu dùng bom đạn để cày xéo, Libya hiện đang ở trong một tình trạng tan rã. Sản lượng dầu mỏ, nguồn tài nguyên xuất khẩu gần như là duy nhất và chiếm hơn một nửa tổng sản phẩm quốc nội của nước này, đã giảm tới 90.000 thùng/ngày, và hiện chỉ bằng một phần mười so với trước khi xảy ra chiến tranh.

Các cơ sở quan trọng đều do các dân quân có vũ trang nắm giữ. Ở đông Libya, dân quân chủ trương phân chia đất nước thành ba lãnh địa - giống như thời Libya nằm dưới sự chiếm đóng của phát xít Italy. Các cuộc đụng độ giữa các nhóm dân quân với nhau, cũng như các cuộc tấn công chống chính phủ và sát hại các quan chức chính quyền, từ trung ương đến địa phương, diễn ra rất thường xuyên.

Vào đầu tháng 10/2013, bản thân Thủ tướng Ali Zeidan đã bị một nhóm dân quân Hồi giáo bắt cóc để trả thù việc các lực lượng đặc biệt Mỹ bắt cóc một người được cho là tay súng của tổ chức khủng bố Al Qaeda.

Hiện có hàng nghìn người Libya cũng như những người lao động nhập cư từ vùng hạ Sahara đã bị giam giữ bí mật tại các nhà tù, bị tra tấn và giết chết. Điều kiện sống của người dân tại đất nước giàu dầu mỏ này hiện đang rất thiếu thốn và khổ cực. Tỷ lệ thất nghiệp thực tế hiện chiếm hơn 30% tổng số người trong độ tuổi lao động.

Một triệu người, trong đó phần lớn là những người tán thành và ủng hộ chế độ cũ, vẫn phải trốn tránh ở trong nước. Tình trạng hỗn loạn sau khi kết thúc chiến tranh hai năm vẫn tiếp tục diễn ra, điều cho thấy tính phức tạp của cuộc chiến này.

Chế độ cầm quyền hiện tại không có quyền lực thực sự nào bởi nó được dựng lên nhờ các chiến dịch của Mỹ và NATO, cùng với các dân quân Hồi giáo, mà không ít trong số này có quan hệ với Al-Qaeda. Đây chính là nguyên nhân làm cho Libya không thể yên ổn, và đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn mới, nhất là sau khi có những thông tin nói rằng các thủ lĩnh của phong trào đòi tự trị ở khu vực phía đông nước này, nơi có nhiều dầu mỏ, cũng như dọa sẽ tuyên bố thành lập một chính phủ tại khu vực này.


Phạm Phú Phúc
(P/v TTXVN tại New York)
Phong trào đòi tự trị Libya tuyên bố lập chính phủ
Phong trào đòi tự trị Libya tuyên bố lập chính phủ

Ngày 3/11, các thủ lĩnh của phong trào đòi tự trị ở miền đông Libya đã đơn phương tuyên bố thành lập chính phủ tại khu vực này, gọi là chính phủ Barqa hoặc Cyrenaica.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN