Đường đến ghế Tổng thống của 'Vua sôcôla' Ukraine

Trang mạng Nga cho biết, khi mới 15% số phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống tại Ukraine được kiểm, ứng cử viên Petro Poroshenko đã được Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thư ký Hội đồng châu Âu Thorbjorn Jagland chúc mừng chiến thắng. Ngay chính tỷ phú này, cả trong thời gian vận động tranh cử, cũng tìm cách nói rõ với đồng bào mình rằng không nên gắn ông với ban lãnh đạo Ukraine trước đó cũng như chính quyền Maidan hiện nay.

 

Tổng thống đắc cử Ukraine Petro Poroshenko (trái) phát biểu trong cuộc họp báo tại Kiev ngày 26/5. Ảnh: AFP/TTXVN


Petro Poroshenko sinh ra tại khu vực biên giới giữa Moldova với tỉnh Odessa, ở thị trấn Bolhrad. Suốt thời niên thiếu ông ở Bender (Moldova), sau đó cùng bố mẹ chuyển đến Vinnitsa (Ukraine). Các bạn đồng môn nhớ lại rằng, lúc nào ông cũng tìm cách trở thành người xuất sắc. Điều này giải thích nguyên nhân ông nhập học tại Đại học tổng hợp Kiev, khoa quan hệ và luật quốc tế, và trong thời gian làm sinh viên ông bắt đầu kiếm được số vốn đầu tiên của mình. Đầu tiên là vai trò tư vấn. Sau đó trở thành doanh nhân kinh doanh kẹo.


Tổng biên tập báo "Kiev Telegraph", Vladimir Skachko kể lại: "Ông ta sử dụng cách tiếp cận cũ - mối quan hệ cộng sản của cha mình. Trước tiên đó là sở hữu tư nhân-nhà nước tại tỉnh Vinnitsa, cụ thể là các nhà máy đường và các nhà máy khác đầu tiên được chuyển sang cho cha, rồi sau đó ông thừa hưởng từ cha mình. Nhờ khả năng kết hợp điều không thể kết hợp được, ông có thể phát triển doanh nghiệp của mình". Một mặt ông là "vua chocolate" mặt khác là người sở hữu "nhà máy chế tạo ô tô được trao vương miện".


Trong thập niên 1990, Petro Alekseyevich kiếm được 1,5 tỷ USD. Hiện ông xếp thứ 7 trong danh sách những người giàu nhất của tạp chí Forbes Ukraine. Đầu tiên đó là những cổ phần trong: đế chế đồ ngọt Roshen (tên gọi dường như được phiên âm từ họ của ông) với các nhà máy tại Ukraine, Đức, Hungary, cả Nga (Lipetsk). Nhà máy chế tạo ôtô "Bogdan" ở Cherkassky, các nhà máy đóng tàu ở Kiev và Sevastopol; câu lạc bộ thể thao, ngân hàng và công ty bảo hiểm. Đương nhiên ông còn sở hữu kênh truyền hình "Channel 5" của Ukraine vốn là cơ quan ngôn luận chính của "Cách mạng Cam".


Mặc dù trong chính trị, Poroshenko tham gia từ thời cựu Tổng thống Leonid Kuchma và thậm chí là một trong những người sáng lập đảng "Các khu vực". Năm 2003, Poroshenko thay đổi quan điểm và chuyển sang ê kíp Tymoshenko-Yushchenko. Thêm vào đó, Viktor Yushchenko thậm chí còn trở thành cha đỡ đầu 2 con gái của ông, tuy nhiên mối quan hệ của Poroshenko với bà Yulia Tymoshenko đã xấu đi nhanh chóng.


Truyền hình Ukraine đưa tin về tỉ lệ số phiếu ủng hộ mà các ứng cử viên tổng thống nhận được, trong đó ông Poroshenko dẫn đầu. Ảnh: Reuters


Cựu nghị sĩ Taras Chernovol nhớ lại: "Mối quan hệ này lại nóng lên khi, vào năm 2004, Viktor Yushchenko cùng lúc hứa trao chức thủ tướng cho cả Poroshenko và Tymoshenko. Cách tốt nhất để hâm nóng bê bối là đưa ra lời hứa cho cả 2 người không bằng lòng nhau, điều không thể tưởng tượng nổi".


Tuy nhiên, tỷ phú trẻ vẫn không bỏ ê-kíp. Theo năm tháng, ông được trao lãnh đạo Ngân hàng trung ương, Ủy ban An ninh và Bộ Ngoại giao, nơi Poroshenko đôi khi thể hiện sự độc lập, bày tỏ quan điểm khác với Tổng thống. Ví dụ, gọi sự hiện diện của NATO và hệ thống phòng thủ tên lửa là vi hiến.


Bộ trưởng-oligarch không quên hình ảnh của mình: tìm cách để được chú ý trong lĩnh vực thông tin và hồi hộp, nếu như từ chối kênh "Channel 5" của mình. Sau đó, dưới thời cựu Tổng thống Viktor Yanukovych, ông náu mình vài năm trong bóng tối. Tuy nhiên lần một lần nữa Poroshenko lại nổi lên - lần này là "Euvromaidan" (người biểu tình ủng hộ châu Âu trên quảng trường Độc lập ở thủ đô Kiev).


Poroshenko là một người tài trợ cho Euvromaidan. Và ông trên nguyên tắc không bác bỏ điều này khi nói: "Cách mạng được tài trợ củi, đồ ăn và nước". Và đó chính là cuộc cách mạng tháng 2, hay nói theo cách khác - cuộc đảo chính ở Ukraine, không còn là bí mật, là của các oligarch (tỷ phú).


Vladimir Skachko bình luận: "Một trong các nguyên nhân dẫn tới đảo chính ngày 22/2 là sự đồng thuận trong nội bộ oligarch, nhằm chống không chỉ Yanukovych mà cả các lợi ích kinh doanh của ông ta. Khi không chịu được, họ tổ chức Maidan. Và giờ đây Poroshenko tương lai sẽ còn phụ thuộc vào khả năng đạt được sự đồng thuận trong nội bộ các oligarch. Được họ ủng hộ, không chống lại".


Tất cả những điều còn lại dường như được định đoạt bởi Brussels và Washington, nơi những chuyến thăm đã thống nhất 3 nhân vật - Vitaly Klitschko, Poroshenko và Yatsenyuk. Tuy nhiên ông Poroshenko thường xuyên tham gia các cuộc đàm phán hơn. Khi đó đã xuất hiện thỏa thuận: Thủ tướng - Yatsenyuk, Thị trưởng Kiev (hay thủ đô biểu tình) - Klitschko, và ứng cử viên số 1 - trung lập nhất và vào thời điểm đó là người có kinh nghiệm - Poroshenko.


Petro Poroshenko đã cam kết chuyển tất cả các cổ phần tài chính của mình trong cơ quan quan lý các công ty quốc tế để đấu tranh chống tham nhũng, và tiến hành đối thoại với Moskva, tuy nhiên ông cũng muốn tiếp tục hoạt động trừng phạt tại Đông Nam Ukraine. Liệu có thể giải quyết cùng lúc tất cả những điều này - vấn đề là của Poroshenko.



Duy Trinh

Phương hướng tương lai của tân Tổng thống Ukraine
Phương hướng tương lai của tân Tổng thống Ukraine

Tỷ phú Poroshenko tuyên bố các ưu tiên của ông là hội nhập châu Âu, chấm dứt tình trạng hỗn loạn ở miền đông, hòa hợp dân tộc và quyết không để Crimea trở thành "chuyện đã rồi" trong tay Nga.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN