Chuyên gia Australia dự đoán bước tiếp theo của Trung Quốc ở Biển Đông

Trung Quốc sẽ sử dụng quyền lực mềm và ngoại giao để đối phó với những phản ứng trên toàn cầu chống lại sự không thừa nhận của Bắc Kinh trong một trật tự quốc tế dựa trên pháp luật. Ngoài ra, có một số động thái quân sự rõ ràng mà Trung Quốc có thể đã hướng đến.

Phán quyết của Tòa Trọng tài ở La Haye (ngày 12/7) đã bác bỏ yêu sách chủ quyền "không thể chối cãi" và làm mất hiệu lực "đường 9 đoạn" của Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc đã bác bỏ phán quyết. Vậy, hành động tiếp theo của Bắc Kinh khả năng là gì?

Theo chuyên gia phân tích cấp cao, Tiến sĩ Malcolm Davis thuộc Viện Chính sách Chiến lược Australia, tranh chấp này là khía cạnh trong một tham vọng lớn hơn của Trung Quốc hướng tới một mục tiêu quan trọng hơn theo "Giấc mộng Trung Hoa" và khôi phục lại vị thế của một "vương quốc trung tâm". Kiểu bá quyền mới đó của Trung Quốc sẽ thách thức vị thế chiến lược hàng đầu của Mỹ ở châu Á.

Bãi cạn Scarborough.

Theo đó, Trung Quốc sẽ sử dụng quyền lực mềm và ngoại giao để đối phó với những phản ứng trên toàn cầu chống lại sự không thừa nhận của Bắc Kinh trong một trật tự quốc tế dựa trên pháp luật.

Từ góc độ quân sự, việc kiểm soát được Biển Đông sẽ cho phép Trung Quốc mở rộng "quả bong bóng" chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực A2/AD sâu hơn về phía Nam và phía Đông. Điều đó cho phép quân đội Trung Quốc (PLA) triển khai đầy đủ các tàu ngầm tiên tiến và chiến hạm hải quân, tác chiến tấn công tầm xa, và sức mạnh không quân hiện đại hơn để trì hoãn hoặc ngăn chặn Mỹ can thiệp quân sự trong bất kỳ cuộc khủng hoảng nào trong tương lai ở khu vực, và hỗ trợ Hải quân Trung Quốc (PLAN) triển khai sức mạnh vào Ấn Độ Dương. Biển Đông cũng là một pháo đài cho các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo (SSBN) lớp Jin của Trung Quốc và các tàu ngầm SSBN Type 096 lớp Tang, đặc biệt là ở căn cứ SSBN tại đảo Hải Nam, trong lưu vực phía Nam Biển Đông, nơi có độ sâu tối đa 6.000 m.

Bắc Kinh đã gây áp lực đối với ASEAN trong việc đạt được một sự đồng thuận đối với các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông và chắc chắn sẽ tiếp tục gây sức ép lên tổ chức này, đặc biệt tại cuộc họp cấp Ngoại trưởng ASEAN tại Lào từ ngày 21- 26/7. Trung Quốc sẽ tìm cách đạt được một thỏa thuận với Tổng thống khó đoán định của Philippines Rodrigo Duterte, người đã đề nghị đàm phán song phương với Bắc Kinh. Trung Quốc cũng có thể làm chậm các cuộc đàm phán vốn đã kéo dài về một "Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông" (COC) đa phương. Bắc Kinh sẽ tiếp tục sử dụng cả áp lực ngoại giao và "dụ dỗ" về kinh tế song phương để "mua chuộc" từng nước.

Tàu hải giám Trung Quốc. Ảnh: Reuters/TTXVN

Trung Quốc cũng có thể chọn cách cứng rắn để thúc đẩy yêu sách thông qua sức mạnh quân sự. Điều đó sẽ cho phép Bắc Kinh thể hiện với Mỹ, Nhật Bản và khu vực, cũng như dân chúng trong nước rằng, Bắc Kinh sẽ không sợ hãi. Trung Quốc đã áp dụng những hành động "vùng xám" nhằm duy trì việc sử dụng sức mạnh cưỡng bức dưới một mức độ mà có thể tạo ra một phản ứng trả đũa từ phía Mỹ. Nếu Trung Quốc đẩy lên trên mức này, nguy cơ tính toán sai lầm ở hai bên có thể tạo ra một sự leo thang nhanh chóng của các sự kiện, dẫn đến một cuộc xung đột quân sự mà Trung Quốc chỉ đơn giản là không thể để thua, nhưng cuối cùng có thể không có các công cụ để giành chiến thắng.

Có một số động thái quân sự rõ ràng mà Trung Quốc có thể đã hướng đến. Bắc Kinh đã quân sự hóa một số đảo tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, do đó, việc mở rộng hành động này đến quần đảo Trường Sa là một bước hợp lý kế tiếp. Điều đó có thể bao gồm việc triển khai máy bay chiến đấu, hệ thống tên lửa trên mặt đất cho phòng không và tác chiến chống hạm nổi, và các lực lượng hải quân để cải tạo Đá Chữ Thập, Vành Khăn và Châu Viên thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc có thể hướng đến việc cải tạo bãi đá ngầm Scarborough - chỉ cách Philippines 150 hải lý hoặc chiếm Bãi Cỏ Mây và đánh bật lực lượng Thủy quân lục chiến Philippines ra khỏi đó.


Bắc Kinh có thể tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên các phần hoặc toàn bộ biển Biển Đông và thực thi nghiêm ngặt một ADIZ như vậy bằng cách sử dụng khả năng không quân được triển khai tới các cấu trúc nhân tạo trong quần đảo Trường Sa. Cuối cùng, Trung Quốc có thể sử dụng lực lượng Hải cảnh/Hải giám và "đội tàu cá chiến lược" thậm chí còn gây hấn hơn để thách thức lợi ích của các bên tranh chấp khác, và cho phép các tàu "White Hull" (tàu vỏ trắng - tàu hải giám được vũ trang hạng nhẹ hoặc không vũ trang) và "little blue men" (lực lượng dân quân trên biển) được hỗ trợ trực tiếp hơn bởi "grey hull" (tàu vỏ xám) của PLA buộc các đối thủ của Trung Quốc lùi bước.

Tại thời điểm này, một lực lượng hải quân mạnh của Mỹ ở Biển Đông, trung tâm là tàu sân bay USS Ronald Reagan, đã hạn chế sự tự do hành động của Trung Quốc. Nhưng việc Mỹ đang phải bận tâm vào cuộc bầu cử tổng thống có thể khiến Trung Quốc tính toán hành động. Vì vậy, từ điểm thuận lợi này, Bắc Kinh có thể sẵn sàng hành động ngay thay vì có có nguy cơ bị ngăn cản trong tương lai gần.

Nhưng chắc chắn rằng những lựa chọn quân sự sẽ mang theo nguy cơ tính toán sai lầm và leo thang, và làm suy yếu tuyên bố của Trung Quốc về sự trỗi dậy hòa bình.

Công Thuận
Phán quyết PCA giúp giải quyết lâu dài tranh chấp Biển Đông
Phán quyết PCA giúp giải quyết lâu dài tranh chấp Biển Đông

Các chuyên gia chính trị quốc tế đều đánh giá cao ý nghĩa của phán quyết PCA và nhấn mạnh phán quyết sẽ giúp giải quyết về lâu dài tranh chấp tại Biển Đông.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN