“Châu Âu không còn khả năng tự cứu mình”

Mạng tin economywatch.com ngày 18/10 đăng bài viết của tác giả Raghuram Rajan, Giáo sư giảng dạy về tài chính - kinh doanh thuộc Đại học Chicago , với nhan đề: "Châu Âu không còn khả năng tự cứu mình". Sau đây là nội dung bài viết:

Cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro hiện nay là một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Nếu cuộc khủng hoảng không được giải quyết một cách nhanh chóng, toàn bộ thế giới sẽ bị ảnh hưởng. Mặc dù có tác động đến toàn cầu, nhưng châu Âu vẫn đang nỗ lực dựa vào chính mình để giải quyết các rắc rối. Và điều này là một tai hại. Châu Âu nên từ bỏ niềm tự hào đã bị thương tổn, thừa nhận rằng họ đang cần sự giúp đỡ và nhanh chóng thực hiện những gì đã hứa.

Làm thế nào để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tại khu vực châu Âu có thể sẽ diễn ra trong vài tuần tới? Nếu may mắn, Italia có thể sớm có được một chính phủ đoàn kết đáng tin cậy, Tây Ban Nha sẽ có được một chính phủ mới vào tháng 10, với một nhiệm vụ cho sự thay đổi và Hy Lạp sẽ làm tất cả mọi điều để tránh khuấy động các thị trường. Nhưng không ai trong số này có thể được tin cậy.

Vì vậy, cần phải được thực hiện những gì? Trước tiên, các ngân hàng khu vực châu Âu phải được tái cấp vốn. Thứ hai, Italia và Tây Ban Nha phải có đủ kinh phí để đáp ứng với các nhu cầu trong các năm tiếp theo. Và thứ ba, Hy Lạp phải giải quyết tình hình của mình theo một cách mà không để lây lan sang các nước khác trong khu vực ngoại vi của châu Âu.

Tất cả điều này đòi hỏi việc tái cơ cấu tài chính - ngân hàng có thể cần đến hàng trăm tỷ euro (dẫu cho những nhu cầu này sẽ được giảm nhẹ phần nào nếu các khoản nợ có chủ quyền của các quốc gia lớn trong khu vực châu Âu nhìn khỏe mạnh).

Trong ngắn hạn, không chắc người Đức (và Bắc Âu nói chung) sẽ chi thêm tiền cho những người khác. Đức đã tỏ ra khó chịu khi được yêu cầu hỗ trợ các quốc gia mà dường như không muốn có sự điều chỉnh. Đức đã trải qua nhiều năm khó khăn: Chậm tăng lương để thu hút công nhân của Đông Đức cũ và cải cách sâu rộng trợ cấp và thị trường lao động. Việc những người giàu có ở Hy Lạp không sẵn lòng nộp thuế, hay việc các đại biểu quốc hội Italia không đồng ý cắt giảm các đặc quyền riêng của họ, làm tăng thêm nỗi lo ngại cho Đức.

Nhưng chúng ta ở nơi mà chúng ta phải ở. Có một tia hy vọng đó là sự sẵn sàng của châu Âu trong việc sử dụng Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF). Rõ ràng rằng, một phần trong quỹ EFSF sẽ phải được sử dụng để tái cơ cấu vốn các ngân hàng mà không thể huy động tiền từ các thị trường. Và phần còn lại có thể sẽ được sử dụng để hỗ trợ cho Italia và Tây Ban Nha.

Tuy nhiên, không có sự đồng thuận về việc làm thế nào để thực hiện điều này. Có một số đề xuất đưa vào Ngân hàng Trung ương châu Âu để tận dụng kinh phí của EFSF. Đề xuất này dẫn đến những rắc rối. Mang lại cho ECB một vai trò phân phối tài chính có thể phá hoại uy tín của ECB. Và nếu Italia được giúp đỡ, thì Chủ tịch mới được bổ nhiệm của ECB - Mario Draghi, một người Italia, sẽ bị chỉ trích và người Italia không muốn một vấn đề nghiêm trọng như vậy. Hơn nữa, việc phân bổ tài chính sẽ phải kèm theo các điều kiện và các tổ chức này không có chuyên môn và cũng không có lộ trình cần thiết cho các quốc gia đang gặp nguy hiểm áp dụng và thực hiện các điều kiện một cách thích hợp.

Cuối cùng, cả EFSF và ECB đều dựa vào các nguồn lực của khu vực châu Âu để tăng cường tài chính. Nếu thị trường bắt đầu hoảng loạn về nguy cơ vỡ nợ lớn ở châu Âu, họ có thể đặt câu hỏi liệu ngay cả một Đức sẵn sàng có khả năng cần thiết để hỗ trợ cho sự kết hợp giữa EFSF và ECB hay không. Nói cách khác, các tổ chức này cũng không tạo ra được sự tin cậy.

Thanh Hải (P/v TTXVN tại Canađa)

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN