Cách thức ngăn chặn khủng bố tại châu Âu

Thời gian qua, Đức và các nước châu Âu khác đã thông qua các biện pháp mới, bao gồm cả việc tăng cường lực lượng cảnh sát, trục xuất những người nhập cư phạm pháp, tước quyền công dân đối với những người gia nhập "chiến binh khủng bố".

Trong bối cảnh khủng bố quốc tế đang đe dọa toàn châu Âu và thế giới, mới đây, trang tin project-syndicate, trang tin nguồn của gần 500 ấn phẩm truyền thông của hơn 150 quốc gia trên thế giới đã đăng bài phân tích "Làm thế nào để ngăn chặn được khủng bố tại châu Âu?" của Giáo sư nghiên cứu chiến lược Brahma Chellaney thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược có trụ sở đặt tại New Delhi. 

Theo bài viết, châu Âu đang chịu áp lực lớn từ làn sóng người tị nạn. Điều này đã đặt ra cho xã hội châu Âu nhiều thách thức lớn. Một trong số những thách thức đó là tệ nạn, tội phạm. Đáng chú ý, không ít người Hồi giáo châu Âu đã bị cực đoan hóa, một số đã tới Iraq, Syria để đầu quân cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, một số đối tượng hiện đã quay trở về âm mưu tiến hành các hoạt động khủng bố. Nhiều nước châu Âu đã tăng cường các biện pháp an ninh nội địa, nhưng có lẽ vẫn chưa đủ để ngăn chặn được các làn sóng khủng bố.  

Cảnh sát và quân đội Pháp kiểm tra phương tiện trên đường cao tốc gần Le Mans, tây bắc nước Pháp, sau làn sóng khủng bố tại nước này trong thời gian vừa qua. Ảnh: AFP/TTXVN

Thời gian qua, Đức và các nước châu Âu khác đã thông qua các biện pháp mới, bao gồm cả việc tăng cường lực lượng cảnh sát, trục xuất những người nhập cư phạm pháp, tước quyền công dân đối với những người gia nhập "chiến binh khủng bố". Ngoài ra, các nước còn tăng cường tuần tra tại các khu vực công cộng, thành lập các đơn vị mới chuyên phát hiện đấu tranh với các đối tượng khủng bố thông qua các hoạt động của chúng trên mạng Internet. 

Tuy nhiên, Hồi giáo không phải là gốc rễ gây ra các thách thức an ninh của châu Âu và việc cấm sử dụng các trang phục như burqa và burkini cũng không thể ngặn chặn hoàn toàn các hoạt động khủng bố. Trên thực tế, người Hồi giáo từ lâu đã là một phần của xã hội châu Âu, chiếm khoảng 4% tổng dân số của châu Âu vào năm 1990 và 6% vào năm 2010. Những làn sóng nhập cư từ các nước Hồi giáo cũng không làm gia tăng các hoạt động khủng bố trong phạm vi biên giới châu Âu. Từ những năm 1960, khoảng ba triệu người di cư từ Thổ Nhĩ Kỳ tới định cư tại Đức nhưng vẫn không đặt ra bất cứ mối đe dọa an ninh nào. 

Ngày nay, nhiều mối đe dọa an ninh xuất phát từ chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Không thể phủ nhận rằng nhiều người tị nạn hiện nay đến từ các quốc gia bị chiến tranh tàn phá như Iraq và Syria đã phải chịu đựng tình hình bạo lực và những nỗi đau không kể xiết. Một số đã thấm nhuần tư tưởng Hồi giáo cực đoan và đi theo lời kêu gọi thánh chiến. Một số có thể là người của IS đã cải trang hòa vào dòng người tị nạn để thực hiện các cuộc tấn công khủng bố tại châu Âu. Các quan chức tình báo Mỹ cũng đã nhiều lần cảnh báo về khả năng này. 

Ngay cả đối với đa số người tị nạn đang thực sự tìm kiếm sự an toàn tại các quốc gia châu Âu, không loại trừ những lời tuyên truyền của Hồi giáo cực đoan đã có tác động tâm lý mạnh mẽ đến họ. Ngoài ra, do phải sống quá lâu trong một khu vực xung đột, khi hòa nhập vào một xã hội hòa bình, bị chi phối bởi các quy tắc của pháp luật, họ có thể đối mặt với không ít khó khăn, trong đó có thể có các hành vi phạm tội.

Một số cuộc tấn công tại châu Âu gần đây, bao gồm cả ở Brussels và Paris, đã được thực hiện bởi các công dân Hồi giáo cực đoan của châu Âu. Theo Rob Wainwright, người đứng đầu lực lượng cảnh sát châu Âu (Europol), khoảng 5.000 chiến binh thánh chiến châu Âu đã đến Syria và Iraq, trong số đó, vài trăm đối tượng đang có mưu tấn công khủng bố ở châu Âu sau khi chúng trở về.

Cách duy nhất để giải quyết hiệu quả các mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố là giải quyết những vấn đề liên quan đến hệ tư tưởng Hồi giáo cực đoan, cần ngăn chặn các hoạt động tài trợ cho sự phát triển hệ tư tưởng cực đoan này trên toàn thế giới, cần phát động một chiến dịch thông tin phối hợp để vạch trần mặt trái của hệ tư tưởng này. Đây là việc tất cả các nước lớn nên làm và cũng là một nhiệm vụ đặc biệt khẩn cấp của châu Âu.
TTK
Nga "dồn" Kiev sau vụ âm mưu khủng bố ở Crimea
Nga "dồn" Kiev sau vụ âm mưu khủng bố ở Crimea

Về hậu trường vụ âm mưu khủng bố ở bán đảo Crimea, Trung tâm Nghiên cứu quan hệ quốc tế Ba Lan (PISM) đã đăng bài của chuyên gia Daniel Szeligowski, trong đó nhận định rằng Nga đang sử dụng sự kiện Crimea nhằm gia tăng áp lực đối với Ukraine, buộc Kiev phải thực hiện các điều khoản của Thỏa thuận Minsk.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN