Xe công - Không để nơi thừa thì bán, chỗ thiếu lại mua

Ông Trần Đức Thắng, Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) đã trao đổi với báo giới ngày 27/9 xung quanh vấn đề về sử dụng xe công để tránh lãng phí tài sản Nhà nước (TSNN).

Ông cho biết tình hình kết quả rà soát sử dụng xe công của cả nước; việc sắp xếp số lượng xe công dôi dư, sử dụng không đúng tiêu chuẩn sẽ được thực hiện ra sao? 

 Hiện nay, Bộ Tài chính đã có báo cáo Thủ tướng về sắp xếp xe công sau khi các bộ, ngành địa phương tiến hành rà soát thực hiện xe ô tô theo Quyết định 32/2015/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, xác định rõ số lượng xe cũng như tiêu chuẩn định mức mới xe, chỗ nào thừa, chỗ nào thiếu. Nếu nơi nào thừa thì phải xử lý, sắp xếp trong nội bộ. Nếu đơn vị có nhiều xe cũ thừa, họ sẽ tự thanh lý theo quy định của pháp luật và nộp tiền vào ngân sách. Bộ Tài chính sẽ điều chỉnh tùy theo tình hình của địa phương, không để tình trạng có nơi thừa xe cứ bán còn thiếu lại đi mua, gây lãng phí TSNN.

Tổng số xe của bộ ngành địa phương chưa kể quốc phòng, công an là hơn 37.000 chiếc. Sau khi sắp xếp, ước tính thừa ra mấy nghìn xe và sẽ xử lý theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Không thể thể đơn vị nào có tiêu chuẩn 2 xe mà lại được giữ 3 xe. 

Ví dụ như, UBND thành phố Hà Nội có đề xuất tăng định mức xe công (4 xe ô tô công/đơn vị- PV) do đặc thù địa bàn sau khi hợp nhất rộng, khối lượng công việc lớn nhưng theo tôi, không thể vượt quá quy định. Thủ tướng đã quy định rõ rồi, nếu có đặc thù riêng phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Theo quan điểm của Cục quản lý công sản, tiêu chuẩn 2 xe/đơn vị hiện nay cơ bản phù hợp.

Theo ông, làm thế nào để việc khoán xe công sẽ được nhân rộng hơn nữa?

Không phải từ khi có Quyết định 32/2015/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ mới đề cập tới việc khoán xe công mà đã có từ trước, nhưng phương thức khoán chỉ thực hiện theo hình thức tự nguyện.

Cục Quản lý công sản có nhiệm vụ tham mưu giúp Bộ Tài chính, Chính phủ xây dựng chính sách chung để áp dụng cho cả 63 tỉnh thành và các bộ, ngành Trung ương. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành địa phương căn cứ chính sách để thực hiện.

Mới đây, Chính phủ có nêu yêu cầu khẩn trương xây dựng phương án và lộ trình thực hiện khoán xe ô tô công đối với một số chức danh theo quy định. Tuy nhiên, muốn thực hiện được phải sửa pháp luật liên quan. Ví dụ, sửa Quyết định 32/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 

Tại cuộc họp mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính có khẳng định, biển số xe đẹp là một tài sản Nhà nước và Bộ Tài chính có thể quản lý được. Vậy theo ông, định hướng quản lý tài sản này như thế nào?

Theo kinh nghiệm của các nước, biển số xe ở một số nước người ta mang ra bán đấu giá hoặc bản thân người có xe muốn có biển số dễ nhớ hoặc trùng với  ngày tháng năm sinh, ngày kỷ niệm nào đó của cá nhân mình thì có thể được chọn nhưng đi cùng với đó thì phải trả cho Nhà nước, trả cho cơ quan cấp một khoản tiền. Qua tìm hiểu, người ta không đưa cái này vào ngân sách, thường người ta dùng từ thiện và công tác xã hội. Hiện, ta chưa có quy định về những cái đó. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để sau khi luật ban hành sẽ tính tới câu chuyện này. Kể cả số điện thoại đẹp cũng thế, có thể mang ra đấu giá để tăng thu cho ngân sách Nhà nước.

Minh Phương - Thu Phương
Khoán xe công để tiết kiệm ngân sách
Khoán xe công để tiết kiệm ngân sách

Kể từ ngày 1/10, sáu thứ trưởng và năm tổng cục trưởng của Bộ Tài chính bắt đầu nhận khoán xe công; đồng nghĩa với việc Bộ sẽ không cấp xe đưa đón tận nhà cấp thứ trưởng trở xuống như trước.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN