Sớm đưa các anh về với gia đình

Nhân kỷ niệm 68 năm Ngày Thương binh -Lliệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2015), Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đã tập trung giải đáp các nội dung được nhiều người dân quan tâm về việc xác định danh tính hài cốt các liệt sỹ; chế độ dành cho cựu dân quân tập trung trong thời kỳ chiến đấu chống Mỹ; chính sách đối với các thế hệ sau của người bị nhiễm chất độc da cam trong Chương trình “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời” trên VTV1, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, TTXVN và một số cơ quan ngôn luận khác.

Đẩy mạnh giám định ADN giải đáp về công tác quy tập mộ, cũng như xác định danh tính các liệt sỹ hiện nay, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nêu rõ: “Tâm nguyện của tất cả thân nhân liệt sỹ đều mong muốn có thể tìm thấy và đón các anh về quê. Thực hiện mong mỏi đó, Đảng, Nhà nước đã giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) chủ trì, xây dựng Đề án xác định danh tính hài cốt liệt sỹ. Bộ LĐTBXH đã phối hợp với các đơn vị quản lý các liệt sỹ trước khi tham gia kháng chiến để triển khai. Đến nay, đã có trên 8.000 trường hợp liệt sỹ chưa có tên được chuyển tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bộ đã phối hợp với 3 cơ sở giám định là Viện Công nghệ sinh học, Viện Kỹ thuật hóa sinh và tài liệu nghiệp vụ, Viện Pháp y quân đội, tiến hành lấy mẫu phẩm để phân tích gen của các liệt sỹ. Cùng với đó, Bộ đã lấy được hơn 2.000 mẫu phẩm của thân nhân các liệt sỹ tham gia chiến đấu do Hội hỗ trợ gia đình liệt sỹ Việt Nam cung cấp. Sẽ ngày càng nhiều các liệt sỹ được biết tên, ngày càng nhiều gia đình được đón các anh về, thông qua việc giám định ADN này”.

Theo Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền, chế độ ưu đãi về học tập của con thương binh, bệnh binh đã được Đảng, Nhà nước thực hiện nhiều năm nay. Theo đó, con của những thương bệnh binh còn sống hoặc đã mất đều, được hưởng chính sách của Nhà nước. Chính sách ưu đãi này gồm nhiều loại. Thứ nhất là con của liệt sỹ, thương bệnh binh trong độ tuổi đi học có thể nhận hỗ trợ một lần để mua sách vở hàng năm; thứ hai là miễn giảm học phí, trừ trường hợp người con đó đã được hưởng chính sách trợ cấp thường xuyên.

Về đảm bảo chính sách cho nạn nhân da cam, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền khẳng định: Chiến tranh đã qua đi rất lâu, nhưng sự ảnh hưởng nặng nề của nó vẫn còn nhiều, trong đó có các nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc da cam trong quá trình tham gia kháng chiến. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đã có những chính sách cụ thể đối với những người trực tiếp tham gia kháng chiến bị ảnh hưởng chất độc da cam và con cái của họ. Theo quy định, đối với người trực tiếp tham gia kháng chiến ở vùng có chất độc da cam có 17 loại bệnh. Sau khi giám định, kết quả đối tượng này bị ảnh hưởng đến đâu thì sẽ được hưởng chế độ đến đó.

Bên cạnh đó, con của những người trực tiếp tham gia kháng chiến bị ảnh hưởng có biểu hiện trên thực thể cũng được giải quyết chính sách. Trường hợp bản thân người tham gia kháng chiến bị vô sinh cũng được áp dụng giải quyết chính sách. Riêng đối với thế hệ thứ ba (cháu của người trực tiếp tham gia kháng chiến) chưa được quy định trong các chính sách. Bởi hiện nay khoa học cũng chưa phân tích đến thế hệ thứ ba bị ảnh hưởng như thế nào. “Với trách nhiệm của mình, Bộ LĐTBXH sẽ báo cáo Chính phủ có ý kiến đối với các cơ quan khoa học xây dựng các nghiên cứu cụ thể về mức độ ảnh hưởng của chất độc da cam đến thế hệ thứ ba, để tìm ra cách giải quyết”, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết.

Trọng Thủy
Tạo môi trường tốt để phát triển nhà ở xã hội
Tạo môi trường tốt để phát triển nhà ở xã hội

Chính sách nhà ở xã hội triển khai chậm, trong khi thị trường bất động sản đang có dấu hiệu nóng lên từng ngày, đó là những băn khoăn của nhiều người dân gửi tới Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng trong Chương trình “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN