04:22 12/04/2015

Nỗ lực giảm quá tải bệnh viện

Vì sao vẫn còn tình trạng bệnh viện bị quá tải khiến hai bệnh nhân phải nằm ghép trên một giường bệnh; Luật Bảo hiểm y tế mới được áp dụng vào cuộc sống như thế nào là những vấn đề được Bộ trưởng Bộ Y tế, Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời trong Chương trình “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời”

Vì sao vẫn còn tình trạng bệnh viện bị quá tải khiến hai bệnh nhân phải nằm ghép trên một giường bệnh; Luật Bảo hiểm y tế mới được áp dụng vào cuộc sống như thế nào là những vấn đề được Bộ trưởng Bộ Y tế, Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời trong Chương trình “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời”, trên VTV1, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, TTVN và một số cơ quan truyền thông khác.

Hàng triệu khán giả xem truyền hình những ngày qua không khỏi xúc động trước hình ảnh những người nông dân ở Quảng Nam khóc bên ruộng dưa hấu khi dưa chín đầy ruộng mà không biết bán cho ai. Cũng không khỏi cầm lòng khi người trồng dưa ở Quảng Ngãi phải hứng trận lũ trái mùa khiến nhiều diện tích dưa hấu sắp vào vụ thu hoạch đã bị mất trắng.

Thấu hiểu nỗi đau của đồng bào mình, trên các trang mạng xuất hiện những lời kêu gọi cộng đồng chung tay giúp sức người trồng dưa đất Quảng bằng hành động thiết thực: “Mỗi trái dưa là một tấm lòng”, "Bán dưa không lợi nhuận vì người nông dân Quảng Nam", "Mua dưa hấu ủng hộ đồng bào miền Trung"...

Những lời kêu gọi mộc mạc ấy nhanh chóng lan tỏa và nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân ở nhiều tỉnh, thành, nhiều vùng quê khác nhau. Không chỉ là lời kêu gọi, nhiều người đã tạm dừng những công việc mưu sinh hàng ngày để dành thời gian giúp người trồng dưa Quảng Nam vượt qua cơn “bĩ cực”! Một nhóm bạn trẻ lặn lội từ đất cảng Hải Phòng vào tận Quảng Nam chia sẻ khó khăn với người trồng dưa, bằng cách thuê xe chở dưa ra đất cảng tiêu thụ. Khi chuyến xe đầu tiên chở 15 tấn dưa đến đất cảng Hải Phòng, hàng chục bạn trẻ đã chờ sẵn, tình nguyện vận chuyển dưa đến các điểm tiêu thụ mà chẳng đòi hỏi công xá. Nhiều hộ dân đất cảng còn ủng hộ bằng cách nhường cả cửa hàng, cho mượn mặt bằng để các bạn trẻ bán dưa… Những quả dưa hấu thấm đẫm mồ hôi của nông dân Quảng Nam đã được người dân đất cảng đón nhận bằng sự cảm thông, chia sẻ.

Không chỉ nhóm bạn trẻ ở Hải Phòng, nhiều cơ quan, đơn vị, thậm chí cả cơ quan cấp bộ ở Hà Nội, Đà Nẵng cũng bằng nhiều cách giúp người nông dân vơi bớt khó khăn, khi nhận tiêu thụ những xe dưa hấu “bị tắc” ở cửa khẩu Tân Thanh.

Việc giúp người trồng dưa ở Quảng Nam vơi cơn “bĩ cực”, càng thấm những giá trị của lòng nhân ái.

Dẫu vậy, vẫn không khỏi bùi ngùi, day dứt, bởi nghĩa cử của một nhóm bạn trẻ ở Hải Phòng, hay một số cơ quan, đơn vị ở Hà Nội chỉ là giải pháp tình thế, không phải là cách giải quyết căn cơ. Cái gốc của vấn đề là ở chỗ, có cách nào để giúp người nông dân “một nắng hai sương” giải được bài toán “được mùa, mất giá” mà nó tồn tại từ nhiều năm qua? Rồi nữa, cách nào giúp người dân tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, không chỉ có dưa hấu, mà còn với nhiều mặt hàng nông sản khác (như tỏi, vải thiều, dưa chuột, thanh long…)? Không ai khác, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý nhà nước phải có trách nhiệm trong việc này. Nếu chính quyền địa phương làm tốt công tác quy hoạch, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ quy hoạch về mùa vụ, diện tích cây trồng…, thì chắc chắn sẽ giảm bớt những rủi ro, kiểu như người trồng dưa Quảng Nam đang phải gánh chịu. Cũng không thể đổ lỗi cho người nông dân vì cái lợi trước mắt, thấy mùa trước được giá, mùa sau trồng ồ ạt bất chấp rủi ro; mà phải thấy đó là trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo, điều hành sản xuất, mùa vụ.

Còn với các cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…), vấn đề đặt ra là sớm tìm ra những kênh giúp người nông dân tiêu thụ sản phẩm. Cần có các giải pháp xúc tiến, mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị sản phẩm, xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, tránh việc bị lệ thuộc, bị chi phối bởi một thị trường. Có lẽ, điều người nông dân mong đợi ở cơ quan có trách nhiệm là các giải pháp ở tầm vĩ mô, thay vì đứng ra mua hàng hoặc kêu gọi cộng đồng mua giúp hàng ế cho nông dân.


Yến Nhi