11:21 16/11/2012

Những thắng cảnh ngoạn mục nhất thế giới

Chúng giống như quang cảnh xuất hiện trong những bộ phim bom tấn viễn tưởng mới nhất của Hollywood, hay cảnh tượng từ một thế giới xa xôi ngoài Trái Đất.

Chúng giống như quang cảnh xuất hiện trong những bộ phim bom tấn viễn tưởng mới nhất của Hollywood, hay cảnh tượng từ một thế giới xa xôi ngoài Trái Đất. Nhưng đây đúng là những thắng cảnh mà Bà Mẹ Thiên Nhiên đã ban tặng cho con người, với vẻ đẹp kỳ vĩ và ngoạn mục, từ sắc màu sinh động của một suối nước nóng tới kiến tạo đá giống như một chú voi khổng lồ. Những thắng cảnh đáng kinh ngạc này đã được hình thành qua hàng triệu năm, ghi lại dấu ấn của thiên nhiên và thời gian.


Những núi sa thạch từ kỷ Jura, có tuổi gần 190 triệu năm, bị thiên nhiên bào mòn tạo thành những đợt sóng kỳ diệu ở Utah, Mỹ.


Suối nước nóng ở Công viên quốc gia Đá vàng (Mỹ), nơi tảo dạ quang và vi khuẩn tạo thành những tia màu sống động.



Tảng đá khổng lồ Moeraki (New Zealand) bắt đầu hình thành từ đáy đại dương, nay nằm một cách khó hiểu trên bờ biển.



Các chuyên gia thật khó giải thích tại sao các tảng đá khổng lồ ở Thung lũng Tử thần (California, Mỹ) lại di chuyển được trên một địa hình phẳng tuyệt đối, dù chúng nặng tới trên 300kg.



Bãi đá Peculiar ở Công viên quốc gia Nambung (Australia), rải rác các khối đá vôi cao tới 5 mét, được hình thành từ 25.000-30.000 năm trước sau khi nước biển rút.



Hồ Crater ở Oregon (Mỹ) ra đời khoảng 150 năm trước sau khi núi lửa Mazama sụp đổ.



Tảng đá Voi ở thung lũng Fire, bang Nevada, Mỹ.



Cánh đồng muối Badwater(California, USA) là điểm thấp nhất của Mỹ, thấp hơn mực nước biển 282 feet.



Thảm đá Tsingy ở phía bắc đảo Madagascar.


Suối nước nóng với nhiệt độ bề mặt 74 độ C ở New Zealand.


Kiến tạo đá vôi kỳ vĩ, một tác phẩm của thiên nhiên và thời gian, ở Công viên quốc gia Bryce Canyon, bang Utah, Mỹ.



Câu cầu đá tự nhiên Puente del Inca ở Argentina, được bao phủ bởi lớp thảm màu vàng và cam do suối sulphur.


Các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải được thứ nước màu hồng của hồ Hiller Lake (miền tây Australia), dù họ đã xác định nó không phải do sự hiện diện của một loài tảo nào đó.



Thu Hằng