07:10 05/07/2014

Những hình ảnh ác liệt về cuộc chiến dài nhất lịch sử nước Mỹ

Với chiến dịch “Tự do Bền vững”, Mỹ được cho là đã thành công vang dội với việc lật đổ chế độ Taliban. Nhưng thành công đó đến một cách không hề dễ dàng đối với lực lượng NATO do Mỹ đứng đầu.

Sau vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9, Mỹ thề sẽ đưa những kẻ thực hiện vụ tấn công này ra trước công lý. Cuộc truy lùng thủ phạm ngay lập tức được hướng vào Afghanistan, nơi mà chính quyền Taliban được cho là đang chứa chấp nhóm khủng bố Al Qaeda – tổ chức thực hiện thảm kịch 11/9 tại nước Mỹ.

Gần 1 tháng sau vụ 11/9, Lực lượng Đặc biệt của Mỹ và CIA tại địa bàn đã liên kết với các tay súng Liên minh phương Bắc, một nhóm phiến quân đã chống lại chính phủ Taliban trong nhiều năm. Với chiến dịch mang tên “Tự do Bền vững”, Mỹ được cho là đã thành công vang dội với việc lật đổ chế độ Taliban chỉ 2 tháng sau khi quân đội Mỹ và đồng minh đặt chân đến Afghanistan.

Nhưng thành công đó đã đến một cách không hề dễ dàng đối với lực lượng NATO do Mỹ đứng đầu với các cuộc giao tranh ác liệt và những con đường đầy bom đạn. Giờ đây, khi cuộc chiến đã kéo dài hơn 1 thập kỷ, Mỹ vẫn không thể tuyên bố “chiến thắng” mặc dù nhiệm vụ chiến đấu sẽ chấm dứt vào cuối năm nay.

Những tay súng Liên minh Phương bắc trên chiếc xe tăng T-62, đi qua một thi thể trên một con đường cách Kabul 3km về phía bắc, khi lực lượng này tiến về thủ đô của Afghanistan.


Một người đàn ông Afghanistna bị lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ bắt giữ tại một căn cứ ở Talibjan sau cuộc đụng độ với Taliban ở quận Musa Qala, tỉnh Halmand, phía nam Afghanistan ngày 7/11/2010.


Cuộc chiến tranh tại Afghanistan bắt đầu với một chiến dịch ném bom hàng loạt, cùng sự trợ giúp của CIA và Lực lượng Tác chiến Đặc biệt tại thực địa, những người đã tìm ra nơi trú ẩn cuối cùng của chế độ Taliban, chỉ 2 tháng sau vụ khủng bố 11/9, ở Kandahar.

Binh nhất Brandon Voris, 19 tuổi, thuộc đại đội Alpha 8, Tiểu đoàn Thủy quân lục chiến 1 ơgần khu vực Kunjak, tỉnh Hr elmand, miền nam Afghanistan khi một cơn bão cát quét qua ngày 28/10/2010.


Mỹ đã lật đổ được chế độ Taliban, nhưng nhiều phiến quân của Taliban và Al Qaeda, trong đó có trùm khủng bố Osama bin Laden, đã trốn thoát sang Pakistan.

Binh sĩ Hamed của Pakistan chuẩn bị bắn một quả rocket trong khi bảo vệ một tuyến đường ở Khar thuộc thị trấn chiến lược Bajaur Agency, dọc biên giới Afghanistan ngày 2/3/2010.


Trong 13 năm kể từ khi cuộc chiến bắt đầu, hơn 3.400 lính Mỹ đã thiệt mạng.


Và hơn 20.000 người bị thương.


Thượng sĩ William Olas Bee, lính Thủy quân lục chiến Mỹ thuộc Đơn vị viễn chinh 24, đọ súng với các tay súng Taliban gần khu vực Garmser, tỉnh Helmand, Afghanistan ngày 18/5/2008.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld đã tuyên bố "kết thúc một cuộc chiến quan trọng" vào tháng 5/2003, nhưng cuộc chiến vẫn kéo dài trong nhiều năm sau đó.


Chris Sanderson, 24 tuổi, người bang New Jersey, thuộc lực lượng Hải quân Mỹ cố gắng bảo vệ một người đàn ông Afghanistan và con của anh ta trong một cuộc đụng độ tại thị trấn Marjah, huyện Nad Ali, tỉnh Helmand, ngày 13/2/2010.


Với việc Mỹ tiến hành chiến tranh trên hai mặt trận (xâm lược Iraq tháng 3/2003), quân đội nước này ở cả Iraq và Afghanistan thường phải đối mặt với các vụ tấn công bằng các thiết bị nổ tự chế.


Một binh sĩ Afghanistan bắn tên lửa vác vai nhằm vào khu vực nghi ngờ có các tay súng Taliban trú ẩn, trong khi các lính Mỹ đang cúi mình tránh đạn trong thung lũng Arghandab, phía bắc Kandahar ngày 27/7/2010.


Các tay súng thuộc lực lượng Liên minh phương Bắc tại một trại huấn luyện ở ngoại ô Jabal us Seraj, cách thủ đô Kabul 60km về phía bắc.


Các binh sĩ Mỹ thuộc Trung đội pháo binh số 2 bắn pháo tại huyện Panjwai, tỉnh Kandahar, miền nam Afghanistan, ngày 12/6/2011.



Một cuộc tấn công đặc biệt nguy hiểm đã xảy ra trong năm 2009, khi không quân Mỹ thực hiện một vụ không kích khiến ít nhất 140 người thiệt mạng, trong đó có nhiều trẻ em.



Công Thuận (B.I)