01:21 20/01/2012

Những cung đèo tít tắp

Nếu đã đặt chân đến vùng đất Tây Bắc, dân “phượt” luôn khát khao chinh phục "tứ đại đèo" gồm: Đèo Pha Đin, đèo Ô Quý Hồ, đèo Khau Phạ và đèo Mã Pí Lèng với những khúc cua “tay áo”, vẻ đẹp trùng điệp của núi rừng, xen lẫn nét thơ mộng của những bản làng mang đậm sắc màu văn hóa vùng cao.

Nếu đã đặt chân đến vùng đất Tây Bắc, dân “phượt” luôn khát khao chinh phục "tứ đại đèo" gồm: Đèo Pha Đin, đèo Ô Quý Hồ, đèo Khau Phạ và đèo Mã Pí Lèng với những khúc cua “tay áo”, vẻ đẹp trùng điệp của núi rừng, xen lẫn nét thơ mộng của những bản làng mang đậm sắc màu văn hóa vùng cao.

Từ đỉnh đèo Mã Pí Lèng nhìn xuống dòng Nho Quế.


Cung đường đèo đầu tiên trong “tứ đại đèo” mà chúng tôi vượt qua là đèo Pha Đin. Đèo Pha Đin không chỉ nổi tiếng bởi sự hiểm trở, mà còn mang dấu ấn của giai đoạn lịch sử oai hùng trong kháng chiến chống Pháp. Chữ Pha Đin trong tiếng Thái có nghĩa là Trời và Đất. Tên con đèo hàm nghĩa đây là nơi đất trời gặp gỡ. Đèo dài khoảng 32 km, nối từ huyện Thuận Châu (Sơn La) tới huyện Tuần Giáo (Điện Biên).

Lên đến điểm cao nhất của đèo Pha Đin (1.648 m), òa ra trước mắt du khách là màu xanh ngút ngàn của thung lũng Mường Quài tương phản với nền trời lúc nào cũng được bao phủ bởi lớp sương mù huyền ảo. Du khách sẽ cảm nhận được sự hùng vĩ với một bên là vách núi cao, một bên là vực sâu và độ dốc trung bình khoảng 15 độ. Đỉnh đèo chính là nơi phân cách 2 tỉnh Điện Biên và Sơn La, ở đó có một chợ của người dân họp vào buổi sáng mỗi ngày, bán rất nhiều sản vật độc đáo của địa phương.

Theo cán bộ Sở VH, TT & DL Điện Biên, tuyến đường qua đèo Pha Đin được làm mới bám theo sườn núi phía trái của quốc lộ 6 cũ, giảm cua và dốc so với tuyến đèo cũ. Sự có mặt của tuyến đường tránh đèo Pha Đin có độ cao khoảng 1.000 m (thấp hơn đèo Pha Đin 200 - 400 m), đã khiến xe cộ ít lưu thông qua cung đường qua đèo Pha Đin và con đèo chỉ còn phù hợp với khách du lịch ưa mạo hiểm. Giờ đây, tuyến đường đèo Pha Đin là điểm trong hành trình du lịch đường bộ đi từ Sơn La lên Điện Biên.

Đi trên hành trình này, du khách sẽ nghe kể lại lịch sử tuyến đường 6 qua đèo Pha Đin, một trong những tuyến huyết mạch quan trọng tiếp vận vũ khí đạn dược và lương thực cho chiến dịch Điện Biên Phủ (năm 1954) của quân và dân ta, đã khiến đèo Pha Đin trở thành một biểu tượng của tinh thần gan dạ với hơn 8.000 thanh niên xung phong "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Năm 1954, nhằm chặn đứng tuyến tiếp vận này của quân ta, suốt 48 ngày đêm ròng rã, quân Pháp đã cho máy bay oanh tạc đường số 6, trong đó đèo Pha Đin là địa điểm hứng chịu nhiều nhất lượng bom đạn đổ xuống. Trên đỉnh đèo Pha Đin hiện còn tấm bia ghi lại dấu ấn lịch sử này.

Đèo Pha Đin mới có độ dốc 15 độ.


Mất gần 3 tiếng, chúng tôi mới đi từ Tam Đường (Lai Châu) đến đỉnh đèo Ô Quý Hồ, do tuyến đường còn nhiều chỗ đang sửa. Đỉnh đèo Ô Quý Hồ là điểm phân cách giữa 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Đèo Ô Quy Hồ còn được người dân địa phương gọi là đèo Hoàng Liên Sơn, là một trong số những cung đường đèo dài, hiểm trở và hùng vĩ bậc nhất ở miền núi phía Bắc. Con đèo dài nhất Việt Nam này dài khoảng 50 km và độ cao xấp xỉ 2.000 m. Tên gọi Ô Quý Hồ bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian về tình yêu của một đôi lứa nhưng bị chia lìa, gắn liền với sự tích tên gọi một loài chim có tiếng kêu da diết như hoài niệm người tình xưa. Từ đó, theo thời gian, tiếng kêu “ô quý hồ” của loài chim ấy đã được đặt thành tên cho con đèo ở độ cao gần 2.000 m này.
Ai đã đi cả dọc chiều dài đèo Ô Quý Hồ sẽ cảm nhận sự khác biệt rất lớn về nhiệt độ ở hai phía của con đèo. Nếu du khách đang chịu cTrải nghiệm "tứ đại đèo" vùng Tây Bắc.

Nếu đã đặt chân đến vùng đất Tây Bắc, dân “phượt” luôn khát khao chinh phục "tứ đại đèo" gồm: Đèo Pha Đin, đèo Ô Quý Hồ, đèo Khau Phạ và đèo Mã Pí Lèng với những khúc cua “tay áo”, vẻ đẹp trùng điệp của núi rừng, xen lẫn nét thơ mộng của những bản làng mang đậm sắc màu văn hóa vùng cao.

Đỉnh đèo Pha Đin là nơi du khách dừng chân mua đặc sản địa phương.


Hoàng Liên (thuộc Lai Châu) sẽ ngạc nhiên thích thú khi vượt qua đỉnh đèo Ô Quý Hồ, để đón nhận hơi gió lúc nào cũng ẩm và mát lạnh bên phía Sa Pa (Lào Cai), thậm chí trong mùa đông, đỉnh đèo thường xuất hiện băng tuyết.

Từ đỉnh đèo, chỉ đi thêm một đoạn không xa là du khách đã tới Trạm Tôn, vừa là nơi nghỉ ngơi sau một chặng đường dài, vừa là điểm xuất phát cho các tour trekking thăm thác Tình Yêu hoặc tour chinh phục Fansipan, nóc nhà Đông Dương. Theo các doanh nghiệp du lịch, dù chỉ có 1/3 chiều dài nằm bên Sa Pa nhưng đây luôn là điểm thu hút khách đến trải nghiệm.

Vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên

Hà Giang đang là một điểm du lịch mới nổi với Cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là thành viên Công viên địa chất toàn cầu. Một trong những điểm đèo mà du khách không thể không nhắc đến là đèo Mã Pí Lèng, đã được Bộ VH, TT & DL xếp hạng là danh thắng cấp quốc gia vào ngày 16/11/2009. Khu vực đỉnh đèo Mã Pí Lèng được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam với hẻm vực sông Nho Quế là một trong những thung lũng kiến tạo độc nhất vô nhị ở Việt Nam, cũng như trên thế giới.

Đèo Mã Pí Lèng có độ cao đỉnh đèo xấp xỉ 2.000 m, dài 20 km, chạy vòng vèo quanh núi Mã Pí Lèng, trên nền trầm tích cổ hàng trăm triệu năm, xen giữa những phiến đá vôi, đá phiến ánh chứa đầy những hóa thạch quý và dấu tích đặc biệt của thời gian.

Tuyến đường đèo Mã Pí Lèng nằm trên con đường mang tên Đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. Con đường dài khoảng 200 km này được hàng vạn thanh niên xung phong của các tỉnh miền Bắc làm trong 6 năm (1959 - 1965) với trên 2 triệu ngày công lao động.

Chính vì vậy, con đường đèo 20 km hùng vĩ này còn được nhìn nhận như là một kỳ quan từ sức lao động của hàng vạn thanh niên xung phong, trong đó có đội cảm tử phải treo mình trên độ cao 1.600 m và đục từng tảng đá... Sau khi hoàn thành, đèo Mã Pí Lèng tuy không dài nhưng là con đèo hiểm trở bậc nhất ở vùng núi biên viễn phía Bắc. Cánh lái xe du lịch thừa nhận, trong các cung đèo, đây là tuyến đèo khó đi nhất và chỉ có xe dưới 30 chỗ chạy được, thường là xe dưới 16 chỗ.

Điểm cuối mà chúng tôi đặt chân đến trong cả chuyến hành trình là đèo Khau Phạ, nơi có thể từ đây ngắm danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải. Đèo Khau Phạ là đèo hiểm trở nhất trên tuyến quốc lộ 32, dài trên 30 km. Khau Phạ là tên ngọn núi cao nhất khu vực, trong tiếng Thái có nghĩa là Sừng Trời, có thể hiểu là ngọn núi nhọn nhô cao hướng lên trời xanh, nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái. Đèo Khau Phạ có độ cao từ 1.200 m đến 1.500 m so với mực nước biển, đôi khi còn được hiểu là “Cổng Trời” trên hành trình từ Mường Lò (Nghĩa Lộ, Yên Bái) lên Mù Cang Chải.

Qua đèo Khau Phạ, du khách không những có cảm giác trở về với sự hoang sơ mà còn được tận hưởng khí hậu bốn mùa trong một ngày. Khau Phạ đẹp nhất vào mùa lúa, tầm tháng 9, tháng 10, khi lúa trên chân ruộng bậc thang chín vàng từ Tú Lệ (Văn Chấn) đến huyện Mù Cang Chải.

Bài và ảnh: Xuân Cường