Sức hấp dẫn của xứ Phù Tang với các thương hiệu thời trang đẳng cấp

Dù kinh tế khó khăn, đất nước "Mặt trời mọc” là thị trường tiêu thụ các loại hàng hóa xa xỉ đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau "đại gia" Mỹ.

Cửa hàng Prada ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Trên lý thuyết, trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng không ổn định khiến người Nhật siết chặt chi tiêu cùng với việc dân số đang già đi nhanh chóng, nhiều người nghĩ rằng hình ảnh hào nhoáng của những dãy phố thương mại, nơi tập trung những thương hiệu thời trang đình đám nhất thế giới như Chanel, Dior, Prada…. không còn phù hợp với Nhật Bản.

Song trên thực tế, trong năm 2016, tổng doanh số bán hàng của các thương hiệu hàng đầu thế giới trên tại xứ Phù Tang đạt 22,7 tỷ USD. Trong đó, doanh số xa xỉ phẩm bán cho du khách nước ngoài chiếm 30%.

Thực tế này phản ánh nhu cầu nội địa đối với các hàng hóa xa xỉ của Nhật Bản giảm đáng kể vì từng có thời kỳ 90-95% hàng hóa này bán ra tại thị trường Nhật Bản phục vụ nhu cầu của người dân nước này. Đó là nhận định của bà Joolle de Montgolfier – Giám đốc Bộ phận Chăm sóc khách hàng và nghiên cứu sản phẩm cao cấp của Công ty Tư vấn quản lý Bain & Company hàng đầu thế giới.

Trong khi đó, một chuyên gia phân tích xu hướng tiêu dùng của Viện Nghiên cứu NLI ở Tokyo cho biết với thu nhập hạn hẹp, giới trẻ Nhật Bản ngày nay đang thay đổi thói quen mua sắm, không quan tâm quá nhiều đến đồ xa xỉ như thế hệ trước đây.

Sự thay đổi này buộc các thương hiệu đình đám đang kinh doanh tại xứ sở hoa anh đào xoay chuyển chiến lược kinh doanh đề vừa đảm bảo vừa thu hút được khách hàng nội địa, vốn được cho khá kỹ tính trong việc lựa chọn hàng hóa, vừa hấp dẫn du khách nước ngoài tới Nhật Bản.

Các hãng đã có tung ra thị trường những sản phẩm đặc thù dành riêng cho khách hàng nội địa. Ví dụ như Chanel có những sản phẩm mỹ phẩm và nước hoa dành riêng cho các "thượng đế" đẳng cấp của Nhật Bản. Thương hiệu thời trang Dior cũng có những mẫu thiết kế gắn với trang phục truyền thống của xứ Phù Tang.

“Xứ sở Mặt trời mọc” ước tính sẽ đón 40 triệu lượt du khách quốc tế vào năm 2020 khi nước này đăng cai Đại hội Thể thao Olympic. Trong năm ngoái, chỉ tính riêng du khách đến từ Trung Quốc, Nhật Bản đã đón tổng cộng 6 triệu lượt khách, tăng hơn gấp đôi so với con số 2,4 triệu lượt vào năm 2014. Đây chính là lý do mà các nhà quản lý những thương hiệu lớn tin tưởng “Nhật Bản vẫn là một thị trường chiến lược cho các loại hàng hóa cao cấp”.

Tại thủ đô Tokyo, những tín đồ mua sắm hàng hiệu không thể không biết tới khu mua sắm Ginza. Khu mua sắm được ví với phố mua sắm trên đại lộ Champs Elyssee của Pháp.

TTXVN/Tin Tức
Thương hiệu nội y cao cấp Pháp Corèle V. mở cửa hàng tại Việt Nam
Thương hiệu nội y cao cấp Pháp Corèle V. mở cửa hàng tại Việt Nam

Thương hiệu nội y cao cấp Pháp Corèle V. đã mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam ở địa chỉ 10B Cách Mạng Tháng Tám, quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN