Muốn làm cảnh sát phải kiểm tra... trinh tiết

Theo báo cáo của Tổ chức Quan sát Nhân quyền (HRW), cảnh sát Indonesia vẫn tiếp tục thực hiện bài kiểm tra thể chất bị chỉ trích là sỉ nhục, xâm phạm đến những người phụ nữ muốn gia nhập lực lượng vũ trang này.


Bản báo cáo khẳng định các buổi kiểm tra màng trinh của những nữ cảnh sát chỉ được thực hiện thô sơ bằng tay. Và đó là một phần bắt buộc trong quy trình kiểm tra sức khỏe để được chấp nhận làm cảnh sát.


Một phụ nữ muốn làm cảnh sát tại Indonesia phải vượt qua bài kiểm tra "trinh tiết".


Yêu cầu “còn trinh


Website cảnh sát Quốc gia đã liệt kê điều kiện sức khỏe khi tuyển dụng nữ cảnh sát, và "còn trinh” là một trong số đó. “Phụ nữ muốn làm cảnh sát phải trải qua một cuộc kiểm tra trinh tiết. Nữ cảnh sát bắt buộc phải giữ gìn “thứ quý giá nhất” của họ”, trang thông tin quy định.


Chính vì vậy, phụ nữ lấy chồng không được phép đăng kí gia nhập lực lượng cảnh sát.


Cảnh sát: Áp dụng kiểm tra cho cả hai giới


Người phát ngôn của lực lượng cảnh sát cho biết, việc kiểm tra cơ quan sinh dục được áp dụng cho cả nam và nữ. “Trước hết chúng tôi muốn kiểm nghiệm các ứng viên không có bất kì gì tổn hại về sức khỏe cũng như điều kiện thể chất. Thứ hai, công việc kiểm tra đó cũng chứng minh họ không có bất kỳ bệnh tật truyền nhiễm nào – những loại bệnh khiến họ không thể thực hiện nhiệm vụ của cảnh sát một cách tốt nhất”.


“Và việc kiểm tra trinh tiết chỉ là một phần của cuộc kiểm tra sức khỏe, chứ nó không được lập ra với mục đích ban đầu là kiểm tra họ có đánh mất 'sự trong trắng' hay chưa. Thay vì quy kết việc kiểm tra đó đơn thuần muốn xác định trinh tiết của phụ nữ, các bạn hãy nghĩ nó là một trong các bước hoàn thành quy trình kiểm tra sức khỏe để đủ điều kiện trở thành một cảnh sát. Báo cáo của HRW vẫn chưa hoàn chỉnh vì không có lời giải thích đánh giá từ những người có chuyên môn.”


Sỉ nhục, phân biệt đối xử


HRW cho biết họ đã phỏng vấn một vài nữ ứng viên đăng kí gia nhập lực lượng, cũng như một số nữ cảnh sát đã được vào làm. Họ đều trải qua những cuộc kiểm tra đó và cảm nhận của họ là “đau đớn” và “ám ảnh”. Một nhân vật được phỏng vấn bày tỏ: “Việc bước chân vào phòng khám trinh tiết quả thật rất đáng sợ. Tôi còn e rằng sau khi được kiểm tra, tôi không “còn trinh” nữa. Thực sự nó rất đau đớn. Thậm chí một bạn đăng kí cùng tôi đã ngất trong quá trình kiểm tra.”


HWR lên án cuộc kiểm tra đó mang tính chất “chủ quan và phi khoa học”. “Cách thực hiện các cuộc kiểm tra đó là một hành động phân biệt đối xử của lực lượng cảnh sát Indonesia, nó hủy hoại và sỉ nhục phụ nữ”, cô Nisha Varia – giám đốc của tổ chức HRW khẳng định. Chính quyền cảnh sát Jakarta nên xóa bỏ cuộc kiểm tra đó ngay lập tức và phải chắc chắn rằng tất cả các buổi kiểm tra sức khỏe cho những người đăng kí vào lực lượng cảnh vệ tại các địa phương ở Indonesia không còn cuộc kiểm tra đau đớn đó nữa.”


“Trong suốt 12 năm qua, nhiều nữ cảnh sát đã tìm đến tôi và phàn nàn về những buổi kiểm tra trinh tiết tại sở cảnh sát. Một số người bày tỏ họ sợ hãi và bị ám ảnh. Họ cảm thấy đau đớn và xấu hổ khi bị kiểm tra. Thậm chí nỗi ám ảnh kéo dài đến tận bây giờ”, Yefri Heriyani làm việc tại Trung tâm Khủng hoảng Nữ giới chia sẻ. “Kiểm tra trinh tiết là một hình thức khác của việc xâm phạm tình dục, và chính vì vậy, nó cũng là hành vi xâm phạm con người. Chúng tôi yêu cầu phải chấm dứt hành động này ngay.”



Hồng Hạnh (theo CNN)

Giữ gìn trinh tiết, khó trước sướng sau
Giữ gìn trinh tiết, khó trước sướng sau

Các nhà nghiên cứu Mỹ vừa đưa ra một phát hiện quan trọng rằng những thanh thiếu niên “nếm trái cấm” muộn sẽ có mối quan hệ lành mạnh, hạnh phúc hơn sau này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN