Lào phát triển mô hình khu kinh tế đặc biệt

Kinh tế Lào đang phát triển vững chắc, GDP liên tục có mức tăng trưởng cao trong nhiều năm. Để thu hút đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững, quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nước chậm phát triển vào năm 2020, Lào đang phát triển mô hình khu kinh tế đặc biệt.


Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan thăm đặc khu kinh tế Long Thành - Viêng Chăn

Đến nay, chính phủ Lào đã lập danh sách 41 địa điểm để xây dựng các đặc khu kinh tế và khu kinh tế chuyên biệt (SSEZ) nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, tạo điều kiện cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.


Phần lớn các SSEZ được xây dựng tại các vùng biên giới và các vùng đặc biệt khó khăn của đất nước. Chính phủ Lào dự kiến trong 10 năm tới sẽ xây dựng 25 SSEZ, thu hút được 3 tỷ USD vốn FDI để xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo được 50.000 việc làm và có thể tăng thu nhập bình quân đầu người tại địa phương lên 2.400 USD/năm.


Hiện Lào đang trong quá trình xây dựng 6 đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc trưng. Đặc khu kinh tế đầu tiên được xây dựng tháng 9/2003 - Đặc khu kinh tế Savan-Seno ở tỉnh Savannakhet- bao gồm một trung tâm thương mại, khu dịch vụ và các nhà máy chế biến. Đặc khu kinh tế Boten Golden Land ở tỉnh Luangnamtha và đặc khu kinh tế Tam giác vàng ở tỉnh Bokeo sẽ được phát triển thành các khu thương mại và dịch vụ. Khu công nghiệp Vientiane-Nonthong và Khu phát triển hợp nhất Xatsettha ở Viêng Chăn sẽ được phát triển thànhtrung tâm thương mại và công nghiệp chế biến. Đặc khu kinh tế Phoukhiew ở tỉnh Khammuane sẽ bao gồm một trung tâm thương mại, khu dịch vụ và các nhà máy chế biến.


Các doanh nghiệp hoạt động ở các đặc khu kinh tế nói trên đượctạo điều kiện thuận lợi trong việc xin giấy phép đầu tư và xây dựng các nhà máy chế biến, đồng thời được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế. Đáng chú ý là trong quá trình phát triển các đặc khu kinh tế, Lào rất coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.


Trong số các đặc khu kinh tế tại Lào, Đặc khu kinh tế Long Thành - Viêng Chăn là biểu tượng của tình hữu nghị giữa hai nước Việt -Lào. Đặc khu kinh tế này bao gồm khách sạn 5 sao, sân golf 18 lỗ, khu biệt thự cao cấp, trường học, bệnh viện quốc tế, trung tâm thương mại, khu nghỉ dưỡng trên tổng diện tích giai đoạn đầu là hơn 557 hécta với tổng mức đầu tư khoảng 1 tỉ USD. Dự án sân golf và bất động sản này được khởi công năm 2010, đến nay đã phủ xanh được 9 đường golf và đang xây dựng câu lạc bộ hội quán để sớm đưa vào khai thác phục vụ Hội nghị cấp cao Á – Âu (ASEM) lần thứ 9 sẽ diễn ra tại Lào vào tháng 11 tới.


Một góc Đặc khu kinh tế Long Thành - Viêng Chăn.

Nhiều đồng chí lãnh đạo của Lào và Việt Nam đã đến thăm và rất hài lòng với tiến độ của dự án Đặc khu kinh tế Long Thành – Viêng Chăn. Tháng 6 vừa qua, nhân chuyến thăm chính thức Lào, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã tới thăm dự án. Phó Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng với quy mô và tiến độ của dự án; căn dặn cán bộ, công nhân viên hết lòng với công việc để Đặc khu kinh tế Long Thành- Viêng Chăn xứng đáng là đặc khu kinh tế đầu tiên của Việt Nam tại Lào, góp phần tăng cường quan hệ đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam- Lào.


Bài và ảnh: Hoàng Chương (P/v TTXVN tại Lào)

Xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị Việt Nam - Lào

Ngày 26/6, tại thành phố Huế đã diễn ra Hội nghị quốc tế "Xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị Việt Nam - Lào", do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) và Mặt trận Lào xây dựng đất nước phối hợp tổ chức.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN