Khi văn phòng được "thay áo" thành khách sạn

Đất nước Mặt Trời mọc” nổi tiếng với đỉnh núi Phú Sỹ tuyết phủ quanh năm đã đón lượng du khách kỷ lục (13,4 triệu lượt người) trong năm 2014 vừa qua. Du khách đổ xô tới Nhật Bản trước sức hút mạnh mẽ của đồng yên yếu và chính sách thị thực "cởi mở" hơn đối với khách du lịch đến từ một số quốc gia châu Á.

Du khách đổ xô tới Nhật Bản trước sức hút mạnh mẽ của chính sách thị thực "cởi mở" hơn đối với khách du lịch đến từ một số quốc gia châu Á.


Tuy vậy, du khách đến Tokyo đang phải chen chúc trong các cơ sở lưu trú hiện có, ước tính khoảng 100.000 phòng khách sạn. Theo công ty nghiên cứu chuyên về lĩnh vực khách sạn STR Global (Mỹ), số phòng khách sạn tại Tokyo trong vòng ba năm tới dự kiến chỉ tăng thêm 7.600 và chắc chắn không đủ đáp ứng mục tiêu thu hút 20 triệu lượt du khách vào năm 2020 khi Nhật Bản tổ chức Thế vận hội Olympics.

Trong thời gian qua, tốc độ đầu tư vào hệ thống nhà hàng và khách sạn mới của Nhật Bản vẫn còn chậm và chưa bắt kịp nhu cầu phát triển nhanh của ngành du lịch trong nước. Giá đất cao ngất ngưởng và chi phí xây dựng tăng không ngừng là những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng cung thấp hơn cầu hiện nay.
Và giới kinh doanh Nhật Bản đã nảy ra một sáng kiến “không thể nào sáng hơn” là biến các văn phòng thành khách sạn giá rẻ với nhiều loại hình và dịch vụ đa dạng để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của du khách quốc tế. Các tòa văn phòng cũ được "thay da đổi thịt" thành khách sạn với các phòng nhỏ nhưng được thiết kế đẹp mắt với giá thuê dưới 30 USD/đêm, chưa bằng một nửa giá phòng của một khách sạn giá rẻ.

Số phòng khách sạn tại Tokyo trong vòng ba năm tới dự kiến chỉ tăng thêm 7.600 và chắc chắn không đủ đáp ứng mục tiêu thu hút 20 triệu lượt du khách vào năm 2020 khi Nhật Bản tổ chức Thế vận hội Olympics.

Theo bà Yukari Sasaki, nhà quản lý cấp cao của công ty bất động sản Sankei Building Co, chuyển đổi một tòa nhà văn phòng thành khách sạn là một giải pháp lý tưởng để đáp ứng nhu cầu về dịch vụ lưu trú cấp thiết hiện nay, trong khi kinh phí xây dựng một khách sạn là quá lớn. Sankei đã thành công trong việc chuyển tòa nhà văn phòng 35 tuổi trong trung tâm điện tử Akihabara của Tokyo thành khách sạn với chi phí dưới 8 triệu USD chỉ chưa đến một năm. Khách sạn này có giá phòng trung bình vào khoảng 3.300 yen (27 USD) đến 5.000 yen (40 USD)/người/đêm.

Trong khi đó, giá phòng trung bình tại các khách sạn xếp hạng thấp nhất tại Tokyo đã tăng 11,7% so với một năm trước đó lên khoảng 9.500 yen/phòng/đêm (theo số liệu của STR Global). Năm 2014, công ty đầu tư bất động sản B - lot tại Tokyo cũng chuyển đổi một tòa nhà văn phòng ở gần chợ cá nổi tiếng Tsukiji của Tokyo, thành khách sạn với tên gọi First Cabin. Đến tháng 3/2015 B - lot đã bán khách sạn này cho nhà đầu tư bất động sản SIS International Holdings Ltd (Hong Kong, Trung Quốc) và đang tu sửa một tòa nhà văn phòng khác thành khách sạn “giường tầng” ở Shinjuku, một trong những quận sầm uất nhất ở Tokyo. 

Giám đốc quản lý của công ty bất động sản Jones Lang LaSalle (JLL) Tomohiko Sawayanagi nhận định rằng mặc dù thị trường của loại hình khách sạn giá rẻ trên còn khiêm tốn nhưng tiềm năng phát triển hoàn toàn không nhỏ, nhất là ở các thành phố lớn nơi nhu cầu đối với dịch vụ lưu trú tăng mạnh. Còn Phó Tổng Giám đốc B - lot Yuji Sakawa tin rằng một số tòa nhà văn phòng có thể mang lại lợi nhuận tốt hơn khi chuyển thành khách sạn trước dự đoán du khách nước ngoài đến Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.

Các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vận tải và hệ thống phân phối ở Nhật Bản đã khai thác tối đa sức mua của du khách nước ngoài đến nước này, nhất là du khách Trung Quốc. Truyền thông trong nước thậm chí còn đưa ra khái niệm “baku - gai” (bùng nổ bán hàng) để miêu tả hàng đoàn người Trung Quốc “vét” sạch các cửa hàng điện tử, thương hiệu cao cấp nước ngoài và hiệu thuốc tại Nhật Bản. Vì vậy, các doanh nghiệp Nhật Bản đang nỗ lực chuyển đổi để theo kịp với sự bùng nổ của ngành du lịch “xứ hoa anh đào”.

Mai Ly (Tổng hợp)
Nhật Bản với thách thức bảo tồn núi Phú Sỹ
Nhật Bản với thách thức bảo tồn núi Phú Sỹ

Núi Phú Sỹ, một trong những biểu tượng đặc trưng của xứ sở Phù Tang, đang trong quá trình thẩm định để trở thành di sản văn hóa thế giới... Tuy nhiên, trong bối cảnh tình trạng khai thác dịch vụ leo núi... ngày càng tăng, dư luận bày tỏ lo ngại...biểu tượng này của Nhật Bản có thể “vuột” mất danh hiệu trên.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN